Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn cho nông nghiệp nhìn từ phát triển chăn nuôi

Nghịch lý đang diễn ra là trong khi giá thịt lợn tăng cao chưa từng thấy nhưng người dân và doanh nghiệp không thể đẩy mạnh việc tái chuồng, tăng đàn trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng, dịch bệnh không lường trước… và đặc biệt là thiếu vốn để tái sản xuất sau khi trải qua những đợt bùng phát bệnh dịch.

Khan vốn do khó tiếp cận nguồn vốn hay không có nguồn vốn để vay? Đó là câu hỏi Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát đưa ra với đại diện các Sở NNPTNT các tỉnh khi nói về vấn đề người dân thiếu vốn để tái sản xuất nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

Để giải đáp câu hỏi trên, Bộ NNPTNT đã có buổi làm việc vào ngày 18/7 với đại diện Ngân hàng nhà nước để xác định rõ hơn khúc mắc của người dân và doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Vụ phó Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm nay bình quân tăng trưởng tín dụng của nông nghiệp gấp 3 lần với tăng trưởng tín dụng chung của kinh tế.

Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc tập trung vốn cho sản xuất, trong thực tế nhiều ngân hàng đã có đề án và có lãi suất cho vay cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thấp hơn cho vay tiêu dùng.

Tuy nhiên những ưu đãi trên cũng không thể nằm ngoài nguyên tắc về phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Bà Hạnh cho rằng khó khăn khi cho vay vốn đối với nông dân là việc xác định vay theo diện nào vì nhiều khi bản thân người nông dân cũng không xác định được khi làm thủ tục (ví dụ vay theo hộ gia đình hay theo hợp tác xã).

Nhiều người nông dân khi đi vay vốn còn chưa xác định được vay để làm gì, chỉ biết ở đây có nhu cầu về mặt hàng gì thì bán chứ không có đề án cụ thể ...

Bà Hạnh cũng cho biết theo kinh nghiệp xét duyệt vốn dành cho sản xuất nông nghiệp, nhiều người dân và doanh nghiệp không đưa ra được mô hình khả thi từ việc sản xuất, chế biến đến việc tiêu thụ theo hợp đồng… điều này làm công tác giải ngân vốn gặp không ít khó khăn.

Riêng với ngành chăn nuôi, trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, các tổ chức tín dụng căn cứ vào mức độ thiệt hại và khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét khoanh nợ không tính lãi suất tối đa 2 năm.

Tuy nhiên, do nhiều địa phương công bố dịch bệnh trên diện rộng không rõ ràng nên các tổ chức tín dụng chưa thể triển khai cho vay vốn.

Còn về các trang trại, theo tiêu chí trang trại mới, khoản vốn cho vay cao hơn tiêu chí cũ. Tuy nhiên, việc hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận trang trại nhiều nơi còn hạn chế. Do đó, để tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, Bộ NN&PTNT cần sớm hướng dẫn, triển khai về tiêu chí trang trại mới và thống kê đối tượng cho vay.

Đồng thời, Bộ cần có văn bản xác định rõ từng mô hình sản xuất, kết hợp mô hình nuôi trồng gắn với chế biến và có hợp đồng tiêu thụ. Trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể cho vay với lãi suất phù hợp và giám sát hiệu quả vốn vay.

Như vậy là vốn có nhưng người dân không tiếp cận được do chưa đưa ra được những phương án sản xuất khả thi để đảm bảo trả nợ ngân hàng.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trao đổi với đại diện Ngân hàng Nhà nước về việc cần có cơ chế tháo gỡ những khó khăn hiện nay cho nhà nông.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định sẽ có chỉ đạo đến từng địa phương rà soát, tập hợp nhu cầu vay vốn, đặc biệt là vốn trong chăn nuôi để cùng các người dân, doanh nghiệp và địa phương lên các phương án khả thi sớm tiếp cận nguồn vốn.

(Chinhphu)

  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: "Vùng trũng giáo dục" vì bị chính sách bỏ quên
  • CPI tháng 8 trước những tác động trái chiều
  • Điện hạt nhân: “Yên tâm thì mới làm!”
  • Nỗi lo nghị trường: Lạm phát và… lạm phát
  • TS. Trần Đình Thiên: Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam
  • Tín hiệu lạc quan
  • Cà phê cuối tuần: Kinh tế nhà nước và bài học viễn thông
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Không thể né tránh mãi vấn đề đất đai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi