Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xác định rõ vai trò kinh tế nhà nước

Tên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) được nhắc đến nhiều lần khi các diễn giả phân tích về vai trò của kinh tế nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tại hội thảo khoa học đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI, do Trung tâm Thông tin, dự báo kinh tế xã hội (Bộ Kế hoạch - đầu tư) cùng Hội Khoa học kinh tế VN tổ chức ngày 7-10.

Giáo sư Võ Đại Lược (Viện Kinh tế và chính trị thế giới) đặt vấn đề: dự thảo văn kiện ghi “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Theo đó, như lâu nay sẽ dẫn đến việc tập trung nguồn lực, dồn vốn vào khu vực quốc doanh, nhưng hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh đến đâu với những vụ việc như Vinashin?

Trách nhiệm “quả đấm thép”?

“Tôi là thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nên được biết có thời điểm chúng ta thiếu ngoại tệ, mới bắt các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ, nhưng rồi yêu cầu này của Nhà nước không được thực hiện nghiêm. Vậy trong trường hợp này các tập đoàn kinh tế nhà nước đó có thật sự làm tròn trách nhiệm là “quả đấm thép” không?” - giáo sư Lược đặt vấn đề.

Cùng chung quan ngại về việc sử dụng các “quả đấm thép”, nguyên phó thủ tướng Trần Phương cho biết ông từng nêu lên với Bộ Chính trị: “Không nên nói kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nhiều nhất chỉ nên nói là nòng cốt”. Ông Vũ Quốc Tuấn (chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN) cho rằng: “Dự thảo văn kiện đề cập việc tạo lập môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp còn quá sơ sài”.

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan góp ý việc dự thảo văn kiện đề ra mục tiêu phấn đấu 10 năm tới nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là đưa ra một khái niệm không rõ ràng, “lấy gì làm thước đo cho một nước công nghiệp theo hướng hiện đại?”.

Ông Vũ Khoan nói: “Chúng ta đã bắt đầu công nghiệp hóa đến nay đã 50 năm, có lẽ đây là một kỷ lục về quá trình công nghiệp hóa, tất nhiên có hoàn cảnh chiến tranh. Nếu tính đến năm 2020, nghĩa là sau 60 năm, với thời gian như vậy thì thế giới thay đổi rất nhiều, khái niệm công nghiệp hóa đã thay đổi hoàn toàn. Nếu hiểu theo tiêu chí mới, quá trình sắp tới phải là hiện đại hóa đất nước, trong đó có thể coi công nghiệp là mũi nhọn, ngoài ra còn dịch vụ...”.

Ngăn chặn lợi ích nhóm


Hình dung về những công việc cần thiết trong 10 năm tới, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng để xử lý hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lấy lại “phong độ” tăng trưởng như trước đây phải mất vài ba năm. Bên cạnh đó nước ta còn phải xử lý những bất ổn vĩ mô nghiêm trọng hiện nay như về thâm hụt ngân sách, nhập siêu... và nếu xử lý đúng cũng phải mất nhiều năm.

Với những đòi hỏi như vậy, đối chiếu vào dự thảo văn kiện có nêu “nền tảng để nước VN trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ”, như vậy 10 năm tới chúng ta tập trung hoàn thành đầy đủ nền tảng này hay là xây nhà nhưng mặc kệ cái nền móng chưa xây xong mà cứ xây bức tường. Theo ông Vũ Khoan, dự thảo văn kiện chưa hình thành được mô hình phát triển, trong khi đây là vấn đề cốt lõi.

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan và nhiều diễn giả khác như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Đào Xuân Sâm... đều cho rằng trong số các đột phá chiến lược cần thiết cho đất nước hiện nay, quan trọng hàng đầu là tạo sự đột phá về thể chế, không chỉ về thể chế kinh tế thị trường mà là về quản trị quốc gia.

 “Làm sao cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ” - ông Vũ Khoan nói. Ông Lê Đăng Doanh đề nghị: “Đổi mới thể chế để ngăn chặn lợi ích nhóm”. Giáo sư Nguyễn Mại (chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) bổ sung: “Ba đột phá được nêu trong dự thảo văn kiện thực chất đều là công việc cần làm, nói đột phá phải như tinh thần Đại hội VI, đó là đột phá từ tư duy”.

(Tuổi trẻ)

  • Doanh nhân Việt ở nước ngoài mong có cơ chế thông thoáng hơn
  • Kê khai giá: Doanh nghiệp còn thờ ơ
  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 1: Lương cán bộ công chức: Đã xứng đồng tiền bát gạo chưa?
  • Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động Bài 2: Cải cách tiền lương là...
  • Cơ cấu lại nền kinh tế: Hướng đi nào cho Việt Nam?
  • Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho nông thôn, miền núi
  • Giáo sư Dapice: Nền kinh tế Việt Nam - Tiềm năng lớn, rủi ro cao
  • “Bình” nhưng không “ổn “!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi