Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Chưa ai có thể khẳng định được giá điện sẽ tăng’

Điều mà dư luận đang quan tâm là liệu sắp tới giá điện sẽ tiếp tục được điều chỉnh sau khi đã tăng hồi đầu tháng 3 năm nay.

Theo quyết định 24 của Thủ tướng mới ban hành ngày 15/4 vừa qua, giá điện sắp tới sẽ được điều hành theo cơ chế thị trường, trong đó cho phép tối thiểu 3 tháng được điều chỉnh giá bán điện một lần.

Với quyết định này, điều mà dư luận đang quan tâm là liệu sắp tới giá điện sẽ tiếp tục được điều chỉnh sau khi đã tăng hồi đầu tháng 3 năm nay. Xung quanh vấn đề này, PV đã đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng.

Thưa thứ trưởng, điện vốn là mặt hàng do nhà nước kiểm soát giá. Với việc thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường bắt đầu tư 1/6 tới, liệu chúng ta có kiểm soát được giá điện?

Ông Hoàng Quốc Vượng: Việc Thủ tướng ban hành Quyết định 24 là nhằm từng bước đưa ngành điện Việt Nam tiếp cận với thị trường điện cạnh tranh. Do từ trước đến nay nhà nước vẫn phải bù lỗ cho ngành điện nên mục đích của việc thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường là nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan trong hạch toán kinh doanh điện.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các đơn vị sản xuất điện, bán điện được phép tùy ý điều chỉnh giá điện mà phải căn cứ vào sự biến động của các yếu tố đầu vào, tỷ giá... và tối thiểu thì 3 tháng mới được điều chỉnh một lần.

Nhưng liệu có một thị trường cạnh tranh, vận hành theo cơ chế thị trường thực sự hay không khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa là “tổng mua” vừa là “tổng bán”?

Ông Hoàng Quốc Vượng: Theo quyết định của thủ tướng, từ 1/7 năm nay chúng ta sẽ vận hành thử nghiệm thị trường phát điện cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng ta phải biết được để tiến tới thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo thì chúng ta còn phải đi một quãng đường rất dài nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị từ bây giờ thì sẽ không bao giờ có thị trường điện cạnh tranh được.

Nên việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường cũng như việc tái cơ cấu lại ngành điện thì vận hành thử nghiệm là bước đi quan trọng và cần thiết để làm sao chúng ta hình thành được thị trường điện tương đối tốt, minh bạch và mang lại hiệu quả cho ngành điện và lợi ích cho khách hàng.

Tại sao Bộ Công Thương lại tiếp tục đề xuất thực hiện quỹ bình ổn giá điện, trong khi hiệu quả của quỹ bình ổn giá xăng là không cao?


Quỹ bình ổn giá điện sẽ lấy từ kinh phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, việc điều hành và quản lý quỹ này sẽ do Bộ Tài chính chủ trì và sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Tôi cho rằng, cũng như các quỹ bình ổn khác, quỹ bình ổn giá điện được hình thành, quản lý và sử dụng để làm sao bình ổn giá điện, để giá điện không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội. Những hạn chế của các quỹ bình ổn khác từ trước tới nay sẽ được Bộ Tài chính cân nhắc, xem xét xây dựng hình thành quỹ bình ổn giá điện lần này.

Trong quyết định của Thủ tướng, nếu các yếu tố đầu vào biến động 5% thì EVN được phép tự điều chỉnh giá điện. Liệu nhà nước có quá ưu ái cho EVN?

Việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường cũng tương tự như điều chỉnh giá xăng dầu khi mà giá nhập khẩu giá xăng dầu thay đổi. Còn đối với điện, nếu các chi phí cấu thành giá điện cơ bản thay đổi thì ta phải điều chỉnh giá điện.

Ở đây có khác nhau là đối với giá xăng dầu thì Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản nhà nước chịu trách nhiệm về giá xăng dầu. Còn với giá điện thì Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm về quản lý ngành và quản lý giá điện.

Liệu giá điện sẽ được điều chỉnh tăng lần thứ hai trong năm nay, thưa Thứ trưởng?


Chưa ai có thể khẳng định điều đó. Mọi chuyện hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình biến động giá điện trong thời gian tới.

Vậy nếu được điều chỉnh giá thì nhà nước có còn bù lỗ cho EVN nữa không?


Điều đó còn phụ thuộc vào biến động của các yếu tố đầu vào của giá điện. Tuy nhiên, trong quyết định 24 của Thủ tướng chỉ cho phép EVN điều chỉnh 5%/lần và thời gian tối thiểu là 3 tháng. Còn muốn điều chỉnh cao hơn nữa thì EVN phải xây dựng phương án để Bộ Tài chính thẩm định, Bộ Công Thương tổng hợp và báo cáo Thủ tướng quyết định.

(NDHMoney)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Ổn định kinh tế vĩ mô: Việt Nam phải kiên nhẫn
  • Giá điện tăng giảm, phải qua cửa giám sát
  • Vì sao giá USD ‘chợ đen’ thấp hơn giá ngân hàng?
  • Từ 1-7, Luật Bảo vệ người tiêu dùng chính thức có hiệu lực: Có bảo vệ được người tiêu dùng?
  • Hạ tầng EWEC đang bị lãng phí nghiêm trọng
  • Vụ Công ty cho thuê tài chính II lỗ 3.000 tỉ đồng: Ngân hàng hạ mức bảo lãnh, BHXH không biết?
  • Khu vực FDI đang xuất siêu
  • Thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp diễn suốt quý 2
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi