Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ Công ty cho thuê tài chính II lỗ 3.000 tỉ đồng: Ngân hàng hạ mức bảo lãnh, BHXH không biết?

Theo lãnh đạo Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số tiền 1.010 tỉ đồng cho Công ty Cho thuê tài chính II vay là tiền tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng NN&PTNT hứa sẽ trả nợ thay.

Theo Kiểm toán Nhà nước, hiện Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) - công ty trực thuộc Ngân hàng ALC II đã lỗ hơn 3.000 tỉ đồng và đang nợ BHXH Việt Nam lên tới 1.010 tỉ đồng. Nguồn tiền cho vay từ đâu ra, Ngân hàng NN&PTNT chịu trách nhiệm gì trong việc vay này? Trường hợp xấu nhất không thu hồi được nợ, liệu quyền lợi hàng triệu người nhận lương hưu và các chế độ BHXH khác có bị ảnh hưởng?...

Ông Nguyễn Đình Khương, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đã có buổi trao đổi với báo chí về các vấn đề trên.

Ông Khương thông tin: Năm 2003, tổng giám đốc BHXH Việt Nam và tổng giám đốc NN&PTNT Việt Nam đã ký kết bản thỏa thuận 01. Theo đó, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm toàn bộ về việc vay, sử dụng và hoàn trả vốn, lãi đúng kỳ hạn của tất cả hợp đồng do Ngân hàng NN&PTNT trực tiếp đi vay hoặc các chi nhánh cấp một, các công ty trực thuộc Ngân hàng NN&PTNT ký kết với BHXH Việt Nam do tổng giám đốc Ngân hàng NN&PTNT ký bảo lãnh.

Đơn phương thay đổi mức bảo lãnh

Tại sao ban đầu Ngân hàng NN&PTNT cam kết bảo lãnh toàn bộ các khoản vay của ALC II nhưng trong thư bảo lãnh ngày 22-10-2008, Ngân hàng NN&PTNT lại cam kết chỉ bảo lãnh cho ALC II vay 400 tỉ đồng mà thôi?

Ở đây có dích dắc thế này: Sau khi ký bản thỏa thuận với Ngân hàng NN&PTNT, để chắc chắn, chúng tôi yêu cầu ngân hàng có thêm các thư bảo lãnh thanh toán. Họ đã có ba thư bảo lãnh gồm: thư thứ nhất ngày 13-3-2008 bảo lãnh cho ALC II vay 500 tỉ đồng. Thư thứ hai, ngày 22-4-2008, bảo lãnh cho ALC II vay 800 tỉ đồng. Thư thứ ba ngày 22-10-2008, bảo lãnh cho ALC II vay 400 tỉ đồng.

Riêng trong thư bảo lãnh thứ ba, ngân hàng lại ghi: “Bảo lãnh này có giá trị trong suốt thời hạn vay vốn và thay thế cho hai thư bảo lãnh ngày 13-3 và 24-4”. Cần lưu ý rằng lúc đó (tháng 10-2008) dư nợ của ALC II với BHXH đã là 480 tỉ đồng. Thêm nữa, Ngân hàng NN&PTNT hủy bỏ hai thư bảo lãnh trước mà không hề trao đổi với chúng tôi. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc thay đổi hay hủy bỏ các thư bảo lãnh phải có thông báo, trao đổi và thống nhất giữa hai bên.

Khi nào thì BHXH Việt Nam phát hiện ra sự thay đổi hạn mức bảo lãnh của Ngân hàng NN&PTNT?

Chúng tôi có sơ suất là nhân viên tiếp nhận văn bản đã làm thất lạc thư bảo lãnh thanh toán thứ ba. Đến khi cơ quan công an làm việc về những vấn đề tài chính liên quan đến Vinashin và ALC II, chúng tôi mới biết thông tin này. Trước đây, cán bộ làm nhiệm vụ đầu tư là kiêm nhiệm nên chưa có khả năng thẩm định, chủ yếu cho vay dựa vào bảo lãnh…

Ngân hàng sẽ trả nợ thay

Nguồn vốn 1.010 tỉ đồng mà BHXH Việt Nam cho ALC II vay lấy từ nguồn nào?

Đây là nguồn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ BHXH. Vì vậy, chuyện ALC II chậm trả nợ BHXH Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì tới việc chi trả lương hưu và các chính sách BHXH khác.

Tiền lãi mà ALC II trả cho BHXH Việt Nam sẽ nhập vào Quỹ BHXH hay nhập vào khoản phúc lợi cho nội bộ ngành?


Lãi suất ALC II trả được hiện trên dưới 10 tỉ đồng. Chúng tôi sử dụng toàn bộ tiền lãi để đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH.

Trong tổng số khoản nợ 1.010 tỉ đồng của ALC II, đơn vị này đã trả được bao nhiêu?


ALC II có 14 hợp đồng vay vốn của BHXH Việt Nam. Trong số 14 hợp đồng này, ALC II đã trả được một hợp đồng trị giá 200 tỉ đồng, hiện còn ba hợp đồng quá hạn, còn 10 hợp đồng chưa tới hạn trả nợ. Như vậy, hiện ALC II còn nợ BHXH hơn 800 tỉ đồng nhưng không thể nói là số tiền này thất thoát.

Nhưng ALC II đang thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng nên rất ít khả năng thực hiện việc trả nợ?

Chúng tôi đã có nhiều buổi làm việc và tổng giám đốc Ngân hàng NN&PTNT đã hứa với chúng tôi trong tháng 4 và tháng 5 tới sẽ bán tài sản của ALC II để trả nợ cho BHXH Việt Nam, dự kiến trả được 200 tỉ đồng. Sau đó, nếu tài sản ALC II mà không đủ trả thì ngân hàng sẽ thực hiện trách nhiệm theo bản thỏa thuận 01.

( Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Khu vực FDI đang xuất siêu
  • Thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp diễn suốt quý 2
  • Rút ngắn thời gian thông quan
  • Kiểm soát CPI không vượt 11,75% là thành công
  • Đề nghị bỏ hoàn thuế GTGT với nhiều mặt hàng để giảm nhập siêu
  • GS Đặng Hùng Võ: Nên thay đổi luật bất động sản trong 2011
  • Đầu tư 40.000 tỉ đồng cho thủy sản: Cách nào hiệu quả?
  • Kiềm chế lạm phát: “Tôi hy vọng năm nay sẽ khác!”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi