Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá điện tăng giảm, phải qua cửa giám sát

Ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng, việc EVN còn độc quyền mua bán điện không đáng ngại vì giá điện tăng giảm theo thị trường đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý.

PV: Thưa ông việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường từ 1/6 sẽ có lợi ích thế nào với EVN?

Ông Nguyễn Tấn Lộc: Với quyết định của Thủ tướng, giá điện theo cơ chế thị trường là vấn đề lâu nay đã đưa ra bàn luận rất nhiều. Tôi cho rằng có lẽ còn mỗi giá điện là chưa theo cơ chế thị trường. Lần này Thủ tướng đã quyết định thì hy vọng giá điện sẽ thực hiện đúng theo thị trường, người dân có ý thức dùng tiết kiệm điện hơn.

- Ông có đánh giá thế nào về hiệu quả của việc áp dụng cơ chế giá điện theo thị trường này đối với nền kinh tế, đối với xã hội khi EVN vẫn độc quyền?


Giá điện theo thị trường ở đây là các yếu tố đầu vào tăng hay giảm sẽ được phản ánh vào giá điện. Hơn nữa, các yếu tố đầu vào tăng hay giảm này của giá điện đều có cơ quan quản lý giám sát. Họ xem xét và bản thân thị trường đều chấp nhận. Giá xăng tăng bao nhiêu thì thị trường đều biết hết. Thực ra với ngành điện cứ nói giá của riêng ngành điện nhưng không phải, giá điện lâu nay được rất nhiều ngành quản lý Nhà nước giám sát, kiểm tra từ chi phí, lương đều được bộ ngành kiểm tra hết. Không phải của riêng EVN.

Vấn đề đang nói là giá bán điện theo cơ chế thị trường. Còn nói về thị trường điện lại khác. Tthị trường điện vận hành chính thức, chúng ta phải chờ thêm 1 thời gian nữa.

- Thủ tướng yêu cầu  mưc dao động 5% tăng giảm đầu vào thì điều chỉnh giá bán điện. Mức này  có đủ EVN bù đắp chi phí giá điện không thưa ông?


Trước mắt là chưa đủ, nhưng phải theo từng bước. Hy vọng thì đến năm 2013 giá điện sẽ đủ để EVN bù lỗ. Cũng như Bộ Trưởng Bộ TC Vũ Văn Ninh trong lần trả lời báo chí đã nói, để bù lỗ giá điện phải tăng 62%.

- Ông có thể cho biết, EVN triển khai thế nào cho thị trường phát điện cạnh tranh tới đây?

Từ 1/7, ngành điện đã phải thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Hiện EVN đang chuẩn bị nhiều việc như cùng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương soạn theo bộ quy trình thị trường này, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường điện rồi các loại công tơ để truyền dữ liệu từ xa chính xác nhất. Cơ quan điều hành thị trường sẽ là Cục Điều tiết điện lực.

Khi đã có thị trường sẽ có những quy định công khai. Khi đó các nhà sản xuất đều biết được trên hệ thống các loại giá thế nào và tham gia chào giá, chứ không có chuyện người này biết mà người kia không biết. Bảng chào giá sẽ công khai như bảng niêm yết giá chứng khoán.

- Tình hình cung ứng điện trước mắt còn khó khăn. Nếu các cơ sở sản xuất điện không chào được giá tốt, họ có thể không bán điện thì liệu hệ thống có đủ nguồn điện?

Vấn đề là phải có chương trình thử nghiệm cho thị trường này, phải qua nhiều bước, nên nói thiếu hay thừa điện khi vận hành thị trường điện ngay bây giờ sẽ không chính xác. Nhưng theo tôi, nếu giá điện theo giá thị trường thì sẽ không thiếu điện.

- Xin cảm ơn ông!

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Vì sao giá USD ‘chợ đen’ thấp hơn giá ngân hàng?
  • Từ 1-7, Luật Bảo vệ người tiêu dùng chính thức có hiệu lực: Có bảo vệ được người tiêu dùng?
  • Hạ tầng EWEC đang bị lãng phí nghiêm trọng
  • Vụ Công ty cho thuê tài chính II lỗ 3.000 tỉ đồng: Ngân hàng hạ mức bảo lãnh, BHXH không biết?
  • Khu vực FDI đang xuất siêu
  • Thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp diễn suốt quý 2
  • Rút ngắn thời gian thông quan
  • Kiểm soát CPI không vượt 11,75% là thành công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi