Giá các mặt hàng thực phẩm trong thời gian không có dấu hiệu “hạ nhiệt” khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại đến việc tăng nhanh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 7. Trao đổi với Tổ Quốc, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: nếu giá vẫn tăng CPI sẽ không còn đà giảm như ba tháng trở lại đây.
Thưa ông, thời gian qua giá các mặt hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng trong đó phải kể đến giá thực phẩm tăng mạnh ở tuần đầu tiên của tháng 7. Vậy theo ông, những nguyên nhân nào đã tác động đến việc giá cả “leo thang”những mặt hàng kể trên?
Đợt này có đặc biệt, tăng giá gắn liền chủ yếu với sự gia tăng các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thịt và rau, riêng gạo lại đang có xu hướng xuống giá. Lý giải điều này có hai nguyên nhân lớn: thứ nhất, đó là sự gia tăng nhất định của giá thức ăn chăn nuôi trên thế giới mà Việt Nam đang nhập khẩu với số lượng lớn; thứ hai, là sự chênh lệch cung- cầu trong nước.
Có ba yếu tố liên quan đến việc tăng cầu giảm cung đó là do một số vùng bị bão lụt thiên tai nên phải tăng lượng cầu, sản xuất không đáp ứng được; thứ nữa có thể là hiện tượng tích trữ một số sản phẩm cho sản xuất trong dịp Trung Thu sắp tới đây như trứng, bột mỳ...; Và một nguyên do hơi nhạy cảm, đó là các thương gia Trung Quốc sang mua vét (do Trung Quốc bị hạn hán, dân số đông và họ cũng đang lâm vào tình trạng như Việt Nam, mức lạm phát tăng cao).
Lượng cung giảm do bão lụt, nhiều vùng mất trắng, đánh bắt hải sản kém đi, điều hóa sự phân phối có vấn đề đặc biệt thời gian vừa qua hệ thống bán lẻ tăng giá đột ngột trong khi trung tâm đầu mối vẫn không thay đổi (kể cả hệ thống, kể cả số lượng), ở hệ thống phân phối bán lẻ xuất hiện yếu tố thu vét, mà thu vét thì cũng “có khác gì như thiên tai”, vì nhu cầu với khối lượng lớn.
Những nguyên nhân kể trên sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 này?
Đương nhiên là có ảnh hưởng, vì như tôi đã nói chỉ số CPI trong nhóm lương thực thực phẩm chiếm đến 40% so với các nhóm ngành hàng khác. Tuy nhiên, tốc độ như thế nào thì lại phụ thuộc sự tăng hoặc giảm trong hai tuần còn lại của tháng và chắc chắn nó sẽ làm cho tốc độ giảm CPI không “đẹp” như ba tháng trước từ 3,3% (tháng 4), 2,2% (tháng 5) và 1,09% (tháng 6). Tôi cho rằng đợt này nó không thể giảm xuống 1%.
Vậy, ông dự báo chỉ số tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 này sẽ dừng ở con số bao nhiêu?
Theo tôi, nếu được như tháng trước là tốt, trong đó tốt nhất là 0,9 %, tốt vừa thì ở khoảng 1% vá có thể tăng lên 1,3% nếu như yếu tố giá không tăng. Thực tế hiện nay giá dầu đang nhúc nhích lên nhưng giá dầu lên thì tốc độ CPI chậm hơn, giá thực phẩm đang tăng sẽ làm cho tốc độ CPI không còn đà giảm như mấy tháng trước cũng như kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.
Thực ra, tháng 7 và tháng 8 mới là hai tháng khó đoán định được tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Đến các tháng cuối năm thì dễ hiểu hơn, vì theo qui luật hình xiên thông lệ, CPI sẽ hạ trong tháng 9 và tháng 10 sau đó lại lên ở 2 tháng cuối của năm nhưng mức độ không cao như các tháng đầu năm. Bởi nó lên theo cung-cầu chứ không lên theo chính sách điều chỉnh giá xăng, giá điện hồi đầu năm mặc dù các tháng cuối năm sẽ có một đợt điều chỉnh đi lên.
Vậy các giải pháp cụ thể để giảm độ tăng nhanh và mạnh của các mặt hàng thực phẩm lúc này là gì?
Tất nhiên, nguyên nhân nào thì phải có giải pháp đó, tôi cho rằng giải pháp chủ yếu cần thiết là vẫn phải tăng nguồn cung hàng hóa, trong lúc này giảm cầu thì hơi khó vì không thể cấm hàng hóa mang sang Trung Quốc trừ trường hợp gạo, rau, dưa, thịt lợn thì bắt buộc phải có giấy phép, các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, và thủ tục hải quan.
Tăng nguồn cung quan trọng nhất là chính quyền, doanh nghiệp và người dân cần quán triệt tinh thần khẩn trương trồng lại, trồng mới, trồng thay thế các sản lượng đã mất. Quay vòng của các loại thực phẩm tối đa cũng chỉ tháng rưỡi đến hai tháng là có thể cung cấp ra thị trường. Vì vậy đây có thể coi là biện pháp quan trọng nhất trong thời điểm này.
Các địa phương cần có các động tác nhằm tuyên truyền tạo điều kiện cao nhất về thủ tục, pháp lý kể cả cho các đơn vị nhận hỗ trợ thông qua lượng giải ngân đặc biệt cho những người làm nông nghiệp sản xuất. Ngoài ra, các giải pháp liên quan đến việc phân phối điều hòa hàng hóa, bên cạnh doanh nghiệp và tư nhân chủ động thì các cơ quan chức năng cần có sự hỗ trợ về thông tin, phương tiện để nguồn hàng lưu thông phù hợp với yêu cầu thị trường.
Nhìn từ góc độ vĩ mô, thì từ nay đến cuối năm chỉ tiêu lạm phát 17% mà Chính phủ vừa điều chỉnh liệu có khả năng đạt được không thưa ông?
Trên thực tế, Chính phủ cũng đã thừa nhận con số 17% chỉ là phấn đấu, còn lạm phát ở mức 18% là chắc chắn, không loại trừ khả năng lên tới 20%. Nhưng tôi nghĩ, với điều kiện Chính phủ vẫn duy trì chính sách tín dụng như hiện nay thì trên phạm vi cả nước mức độ lạm phát không đến 20%, nhưng khả năng tại một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì có thể
Xin cảm ơn ông vì cuộc trao đổi này! ./.
(toquoc)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com