Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Doanh nghiệp Việt Nam thiếu tầm nhìn xa"

Tiến sỉ John H. Behzah thuyết trình tại TPHCM - Ảnh: Lê Hoàng

"Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam định hướng chiến lược kinh doanh không rõ ràng, chỉ đặt ra tầm nhìn kinh doanh ngắn hạn và không tập trung vào chuyên môn của mình!".

Giáo sư tiến sĩ John H. Behzad, chuyên gia tư vấn chiến lược Hoa Kỳ, từng tham gia tư vấn chiến lược cho một số công ty và tập đoàn lớn của Việt Nam, đã nhìn nhận như vậy tại các buổi thuyết trình diễn ra trong ba ngày tại TPHCM với các chủ đề như "Những thách thức và lợi thế của các tập đoàn Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu"; "Cấu trúc hiện đại của một tập đoàn lớn" "Một số lời khuyên dành cho các tập đoàn Việt Nam đang trong giai đoạn quan trọng hình thành và phát triển"...

Theo ông John H. Behzad, các doanh nghiệp Việt Nam - mà phần lớn là các công ty lớn, các tập đoàn - không có chiến lược dài hạn, chỉ chạy theo những ngành kinh doanh có lợi trước mắt, thấy cái gì nhanh có lợi thì nhảy vào làm, hoặc thấy các doanh nghiệp khác ăn nên làm ra thì chạy theo mặc dù mình không có chuyên môn hoặc không có lợi thế gì trong lĩnh vực đó. Ông gọi xu hướng kinh doanh này của các tập đoàn là kiểu kinh doanh bắt chước (Copycat Economy), không có hệ thống đánh giá rủi ro.

Điều này theo giáo sư John về lâu dài dẫn đến nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề. Ông dẫn chứng có những công ty trong ngành thực phẩm, hoặc trong ngành nông nghiệp vẫn lấn sang kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, và nhiều trường hợp khác nữa.

Và xu hướng mở kinh doanh trái chuyên môn của các tập đoàn lớn Việt Nam này ngày càng nở rộ, trong khi lĩnh vực chuyên môn cốt lỗi lại không được tập trung đầu tư để tạo nên thế mạnh riêng nhằm cạnh tranh trên thương trường quốc tế vốn ngày càng gay gắt và thay đổi rất nhanh.

Tiến sĩ John H. Behzad cũng cho rằng các tập đoàn của Việt Nam đang bành trướng kinh doanh theo chiều ngang, trái với các tập đoàn lớn trên thế giới là phát triển theo chiều dọc. Và với định hướng kinh doanh này, theo giáo sư John, Việt Nam chưa có doanh nghiệp toàn cầu mà chỉ dừng lại doanh nghiệp quốc tế.

Mặt khác, theo giáo sư John, hiện nay các lãnh đạo của các tập đoàn trong nước luôn ôm đồm tất cả mọi công việc của công ty, không phân công cho cấp dưới và luôn xem mình là "vũ trụ" của mọi vấn đề trong công ty. Do đó, người lãnh đạo của các tập đoàn chỉ lo tập trung xử lý, khắc phục những vấn đề trong doanh nghiệp mình mà không còn thời gian để đổi mới sáng tạo và phát triển.

Trong khi đó, ý thức và trách nhiệm của các cá nhân trong các tập đoàn lại rất thấp, luôn ỷ lại sếp, không phát huy sáng kiến.

Ông khuyên các tập đoàn Việt Nam cần phải vượt qua tư duy cũ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cần có tầm nhìn chiến lược kinh doanh sắc bén, làm sao dự báo tương lai để cạnh tranh với các tập đoàn lớn quốc tế.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cần chuyên trách và cả tài chính
  • Luật đã lạc hậu!
  • Tháo ngòi nổ" để giảm lãi suất
  • Quy định lãi suất trần 14% không có hiệu quả
  • Lãi suất cao đang đe doạ nền kinh tế
  • Không tiếp tục trói mình vào USD
  • 'Không phải vô cớ mà ngân hàng đẩy lãi suất lên 17-18%'
  • Người tiêu dùng “tự bơi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi