Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu ứng PCI nhìn từ Bắc Ninh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Chiến.

Bắc Ninh mới đây đã ban hành một chỉ thị về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Tân Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Chiến, đã có cuộc trò chuyện với VnEconomy xung quanh chủ đề này.

Vì sao Bắc Ninh phải có chỉ thị riêng về vấn đề này, trong khi nhiều địa phương vẫn coi PCI là một chỉ số mang tính tham khảo, thưa ông?

Những năm qua, đặc biệt là 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI.

Năm 2009, Bắc Ninh xếp thứ 10. Năm 2010, xếp thứ 6 trong toàn quốc. Nhiều chỉ số thành phần của chỉ số PCI có sự tiến bộ vượt bậc, như chi phí thời gian, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

Tuy nhiên, nhiều chỉ số thành phần còn thấp, như dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý…, một số chỉ số có xu hướng giảm điểm như: tính minh bạch, tiếp cận đất đai, đào tạo lao động…

Chúng tôi ra chỉ thị nhằm cụ thể hóa một số công việc cần làm nhằm khắc phục những yếu kém trong môi trường kinh doanh cấp tỉnh, tiếp tục duy trì là một trong 10 tỉnh dẫn đầu về năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp.

Cụ thể, các công việc sẽ được tiến hành như thế nào?

Theo xếp hạng PCI năm 2011, Bắc Ninh đứng thứ 6 trên toàn quốc. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn mà vẫn muốn tiếp tục cải thiện hơn nữa, vẫn muốn đạt được vị trí cao hơn nữa trong xếp hạng PCI. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát các tiêu chí và tập trung cải thiện, chẳng hạn các tiêu chí về cải cách hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, tiếp cận đất đai.

Đối với Chính phủ, chúng tôi đề xuất Chính phủ quyết liệt hơn nữa trong việc xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ để phục vụ hoạt động của các nhà đầu tư, kéo các doanh nghiệp vệ tinh về Bắc Ninh.

Chúng tôi luôn muốn lắng nghe ý kiến, sự chia sẻ của các nhà đầu tư để tìm ra nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc với mục tiêu làm cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn.

Thành công của nhà đầu tư là thành công của Bắc Ninh, sự phát triển của nhà đầu tư là sự phát triển của Bắc Ninh.

Chúng tôi sẽ đánh giá việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh, rà soát nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết kịp thời vướng mắc cho các doanh nghiệp, đồng thời quản lý tốt hơn doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.

Chúng tôi cũng sẽ thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, hoàn thiện và công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng, đổi mới quản lý ở các cụm công nghiệp, thực hiện tốt việc hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác khảo sát địa điểm, cung cấp thông tin quy hoạch, giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng để nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai.

Có ý kiến nói rằng Bắc Ninh đang đưa ra những ưu đãi tương đối cao so với mặt bằng chung. Xin cho biết ý kiến của ông?

Chúng tôi vẫn xác định căn cứ vào khung pháp lý chung, nhưng trong các trường hợp được vận dụng thì sẽ vận dụng ở mức cao nhất.

Đối với các nhà đầu tư lớn như Canon, Samsung, Nokia… chúng tôi đều có chính sách như vậy, và tất nhiên là phải được sự chấp thuận của Chính phủ. Chúng tôi cũng chỉ muốn cạnh tranh sòng phẳng với các tỉnh thành khác.

Còn việc có nhiều nhà đầu tư vào Bắc Ninh, tôi nghĩ đấy là do những điều kiện thuận lợi như vị trí địa lý, sự thông thoáng về thủ tục hành chính, sự năng động và cầu thị của lãnh đạo tỉnh…

* Là tiến sĩ về kinh tế nông nghiệp, ông Nguyễn Nhân Chiến từng đảm nhiệm các chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh, Bí thư Thị ủy thị xã Bắc Ninh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh. Ông được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2004-2011 tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh, tháng 4/2011.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: 'Không áp trần lãi suất cho vay'
  • Điều hành khéo để tránh cuộc đua lãi suất kiểu bầy đàn
  • Nếu phải áp trần…
  • Thu phí thẻ ATM: Cần phải tính toán chặt chẽ!
  • Lãi suất cao đang “đè nặng” lên tăng trưởng
  • Còn thắt chặt tiền, lãi suất khó giảm
  • "Doanh nghiệp Việt Nam thiếu tầm nhìn xa"
  • Cần chuyên trách và cả tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi