Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không nên nhập thịt lợn

Hôm qua (31.5), trao đổi với NTNN về đề xuất nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn của Bộ Công Thương, ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng không nên nhập khẩu thịt vào thời điểm này.

Ông Giao cho biết: Bộ Công Thương đề nghị trong năm 2011 nước ta cần nhập 100.000 tấn thịt lợn trên cơ sở là giá cả thịt tăng, nguồn cung thịt thiếu hụt, các hộ chăn nuôi “treo chuồng”. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi là không nên nhập khẩu thịt lợn vào thời điểm này.

Thưa ông, vì sao chúng ta không nên nhập khẩu thịt vào lúc này?

Chúng tôi đã tìm hiểu thị trường cũng như các hộ nuôi và nhận thấy rằng giá thịt lợn tăng là do giá đầu vào lên. Trong thời gian qua, giá các sản phẩm phục vụ chăn nuôi tăng từ 30 - 40%, có lúc tăng 50%. Đầu vào tăng thì đầu ra tăng giá, chứ không phải nguồn cung cấp thiếu mà giá tăng.

Một yếu tố nữa khiến giá thịt lợn tăng cao là do chưa kiểm soát được dịch bệnh, nên có những chỗ đàn lợn rất nhiều nhưng không vận chuyển đi tiêu thụ được. Đó là hiện tượng thiếu cục bộ, khiến người dân tưởng là thiếu thịt. Hiện tại dịch bệnh đã được khống chế, người dân bắt đầu nuôi lợn tiếp.

Hơn nữa giá thịt lợn đã giảm 5 - 10% (so với lúc tăng đỉnh điểm) nhưng người chăn nuôi vẫn có lãi. Vì vậy nếu nhập thịt về thì thịt ngoại cũng không cạnh tranh được vì chất lượng không cao.

Nhu cầu tiêu thụ thịt của nước ta năm nay có gì biến động so với các năm trước không?

Năm 2010, tổng nhu cầu về thịt là trên 4 triệu tấn, năm nay nhu cầu khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn cung trong nước sẽ đáp ứng khoảng 4,2 - 4,3 triệu tấn. Riêng thịt lợn, năm 2010, nhu cầu thịt lợn khoảng hơn 3 triệu tấn, năm nay khoảng 3,3 triệu tấn, nguồn thịt trong nước sẽ cung cấp đủ. Do vậy, không phải lo ngại về lượng cung thịt. Cần nói thêm, hàng năm chúng ta còn xuất khẩu khoảng 13.000 - 15.000 tấn lợn choai sang các nước láng giềng.

Nếu cho phép nhập khẩu 100.000 tấn thịt sẽ ảnh hưởng như thế nào tới ngành chăn nuôi?

Thực tế chỉ ảnh hưởng phần nào đó, 100.000 tấn thịt so với nhu cầu 4 triệu tấn thịt thì không ảnh hưởng nhiều. Việc xuất nhập thịt là chuyện bình thường, nhưng đã nhập khẩu thịt thì phải nhập thịt ngon. Chúng tôi đã có công văn gửi Bộ Công Thương về quan điểm của mình. Bộ Công Thương cũng mới chỉ ước tính chứ chưa có quyết định cụ thể về việc cho nhập thịt.

Cục có chính sách gì khuyến khích nông dân tái đầu tư chăn nuôi?

Thời điểm này, biết là chăn nuôi đang cho thu nhập cao nên các chủ trang trại cũng đang rậm rịch mở rộng quy mô chăn nuôi sản xuất, không bán giống mà để dùng nuôi bán lợn thịt vì đang được giá. Do vậy, không cần khuyến khích các trang trại cũng tự mở rộng sản xuất thôi.

(Dân Việt)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thị trường điện cạnh tranh: “Tư nhân nhảy vào đâu dễ”
  • Thị trường điện cạnh tranh: “Tư nhân nhảy vào đâu dễ”
  • Hiệu ứng PCI nhìn từ Bắc Ninh
  • Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: 'Không áp trần lãi suất cho vay'
  • Điều hành khéo để tránh cuộc đua lãi suất kiểu bầy đàn
  • Nếu phải áp trần…
  • Thu phí thẻ ATM: Cần phải tính toán chặt chẽ!
  • Lãi suất cao đang “đè nặng” lên tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi