Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Kiểm soát CPI cả năm dưới 7% là rất khó!”

picture
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - Ảnh: TT.
Việc tăng giá điện và các mặt hàng khác đang gây lo ngại về quyết tâm kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ. Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

Quyết định tăng giá điện 15,28% từ ngày 1/3 vừa  được công bố. Theo ông, mức tăng này tác động như thế nào đến chỉ số lạm phát của cả năm?

Với mức tăng này, giá điện tăng bình quân là 165 đồng/KWh. Đó là giá điện chưa được tính đủ vì còn phải “khoanh” lại khoảng 27.917 tỷ đồng chi phí phát sinh từ năm trước để phân bổ dần cho các năm sau, chưa tính theo tỷ giá mới điều chỉnh, Nhà nước lùi khấu hao tài sản của ngành điện và không tính lợi nhuận...

Giá điện tăng đương nhiên tác động làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận của các ngành sử dụng điện. Nhưng tăng giá thành, giảm lợi nhuận bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc quản lý, sắp xếp sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của từng đơn vị trong nền kinh tế.

Đối với các hộ nghèo theo tiêu chí mới Nhà nước vẫn có chính sách hỗ trợ đối với 50Kwh đầu tiên của điện sinh hoạt. Giá điện tăng sẽ tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trực tiếp của vòng 1 về lý thuyết khoảng 0,38%. Nếu tính tác động đến các vòng tiếp theo và cả các yếu tố tâm lý kỳ vọng thì có thể tỷ lệ tăng chung khoảng 0,76%.

Một số ý kiến lo ngại việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND với mức 9,3% là khá đột ngột và sẽ dẫn đến sự tăng giá của hàng loạt mặt hàng khác. Ông nhìn nhận gì về việc tăng tỷ giá lần này?

Tỷ giá USD/VND tăng không chỉ giá hàng nhập khẩu bị tác động mà giá mua hàng xuất khẩu ở thị trường nội địa cũng tăng, do tỷ giá tăng khuyến khích xuất khẩu đã đẩy nhu cầu xuất khẩu tăng kéo giá tăng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết cứ giảm giá danh nghĩa đồng nội tệ 1% thì đẩy lạm phát tăng 0,1%.

Tuy nhiên, tình hình thực tế của nước ta hiện nay không hoàn toàn diễn ra như vậy. Bởi lẽ, trừ những doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá được ưu tiên bán ngoại tệ với tỷ giá 19.500 VND/USD nay bị điều chỉnh tăng thêm 1.400 VND/USD; còn những doanh nghiệp phải mua tỷ giá thoả thuận, tỷ giá thị trường thì đã phải hạch toán theo quanh mức tỷ giá mới khá lâu rồi.

Chính vì thế mà khoản chi phí đẩy đối với nền kinh tế không lớn đến mức như trên, và cũng chính vì vậy “phương trình cứ giảm giá đồng nội tệ 1% thì lạm phát tăng 0,1% cũng không hoàn toàn diễn ra như vậy nữa.

Cái chính ở đây là một mặt các doanh nghiệp phải có biện pháp hạn chế tác động; còn Nhà nước phải nhận diện được rất nhiều hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh tỷ giá và tác động cộng hưởng của lòng tin vào đồng tiền, của yếu tố tâm lý mà giá cả bị đẩy lên. Do đó, các giải pháp điều tiết, kiểm tra, kiểm soát phải được áp dụng kịp thời.

Không chỉ chịu tác động từ mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng, tỷ giá USD/VND hiện cũng là một yếu tố khiến giá xăng dầu khó lòng kiềm chế được?

Chúng ta đang vận hành kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; trong đó, giá xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc sử dụng các công cụ là để bình ổn giá chứ không phải cố định giá.

Điều hành lần này vẫn có nhiều biện pháp không gây sốc mà vẫn thực hiện chia sẻ với người tiêu dùng bởi Nhà nước vẫn thực hiện mức đã giảm thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu với mức 0%. Nếu phải điều chỉnh giá tăng cũng là để xoá bao cấp một bước qua giá, tránh làm méo mó toàn bộ hệ thống giá và ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới đang diễn biến rất phức tạp.

Như vậy, việc điều hành giá năm 2011 với mục tiêu CPI tăng không quá 7% sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thưa ông?


Đúng vậy, mục tiêu kiểm soát CPI tăng không quá 7% là mục tiêu phấn đấu rất khó khăn. Tính khả thi không vững chắc do nhiều nhân tố tác động bất lợi, khó kiểm soát. Để kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết số 02/NQ-CP Chính phủ đã đề ra nhưng với liều lượng mạnh hơn, quyết liệt hơn.

Đó là, phải cụ thể hoá và thực hiện ngay các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Thực hiện các biện pháp khống chế tổng cầu của nền kinh tế thông qua việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm bội chi ngân sách, giảm nhập siêu xuống dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.

Áp dụng các giải pháp kinh tế tăng tính ổn định của thị trường vàng, ngoại tệ, tỷ giá, lãi suất. Thực hiện cơ chế giá thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh về giá; kiểm soát độc quyền và liên minh độc quyền. Kiểm soát có hiệu quả hoạt động của thị trường chống các hành vi gian lận thương mại, vi phạm hoặc chấp hành không nghiêm túc các pháp luật về kinh doanh, tài chính, tiền tệ, giá cả...

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Sẽ đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư dự án giao thông
  • “Lạm phát năm nay chỉ vào khoảng 9%”
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giá điện, xăng dầu tăng như vậy vẫn lỗ
  • Cảnh giác "tăng trưởng chậm, lạm phát tăng"!
  • Phát triển nguồn nhân lực: Mũi đột phá để Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp
  • Người nước ngoài nhìn nhận: Dự cảm thách thức và kỳ vọng Việt Nam cất cánh
  • Hướng dẫn mới về lưu hành xe quá tải trọng: “Phá rào” giúp DN
  • Bảo vệ trẻ em: Chưa thực chất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi