Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mặt bằng giá mới hình thành là khó tránh

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia cho rằng, thị trường đang hình thành một mặt bằng giá mới và nên chấp nhận điều đó. Sang tháng 6, tháng 7, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ ổn định trở lại.

Thưa ông, Hà Nội và TP.HCM vừa công bố CPI tháng 4, với mức tăng rất cao, tương ứng là 3,28% và 3,16%. Điều này có khiến ông bất ngờ? Như vậy, CPI cả nước trong tháng này sẽ như thế nào?

Với mức tăng này của hai thành phố lớn, CPI của cả nước trong tháng 4 sẽ phải tăng ít nhất 2,5%. Đây là điều trái với quy luật, bởi thông thường, tháng 4, tháng 5, CPI tăng thấp nhất trong năm, thậm chí giảm. Có vẻ như chúng ta vẫn đang chờ CPI tháng 4 giảm theo quy luật, nên bất ngờ với mức tăng cao này. Nhưng theo tôi, đó là điều chúng ta phải chấp nhận. Thị trường đang trong thời kỳ thiết lập một mặt bằng giá mới, sau khi một loạt mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than… tăng giá. Thứ nữa, là do giá trên thị trường thế giới tăng mạnh, khiến giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất không thể không tăng.

Lần này có khác biệt là không hề có yếu tố lạm phát tâm lý, mà chủ yếu là do điều hành. Nhưng là một sự điều hành chủ động và tôi cho rằng, Chính phủ đã lường trước về việc hình thành một mặt bằng giá mới. Cũng nhờ điều hành mà CPI tháng 4 mới dừng ở mức như vậy.

Một yếu tố nữa tôi muốn nói tới, là việc CPI tăng cao cũng một phần do kỹ thuật tính toán.

Cụ thể là gì, thưa ông?

Thị trường đã hình thành mặt bằng giá mới từ cuối tháng 3, đầu tháng 4, nhưng chúng ta vẫn lấy mặt bằng giá cũ để tính toán, để so sánh, thì sẽ không thật sự chuẩn xác. Điều này sẽ khiến nhiều người nghĩ rằng, đời sống của người dân đang đi xuống. Đúng là chưa thể bù đắp hết được các ảnh hưởng của lạm phát, nhưng rõ ràng, Chính phủ đã có sự chuẩn bị trước cho việc hình thành mặt bằng giá mới, đã có hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, phụ cấp thêm cho người có thu nhập thấp, lương cán bộ, công chức cũng chuẩn bị tăng… Mặt bằng giá mới hình thành là khó tránh, bởi đó là cơ chế thị trường. Tương tự, việc Chính phủ quyết định tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường là đúng đắn.

Tất cả các mặt hàng đã tăng giá, nên theo tôi, chúng ta phải tính toán CPI dựa trên mặt bằng giá mới. Ví dụ, giá dầu thế giới hiện đã trên 100 USD/thùng và xu thế vẫn còn tăng nữa, không thể vẫn cứ lấy mức giá 90 USD/thùng như trước nữa.

Vậy theo dự báo của ông, lạm phát trong những tháng tới sẽ diễn biến như thế nào?

Tháng 5, CPI sẽ tiếp tục tăng cao, nhưng sau khi mặt bằng giá mới đã hình thành một cách ổn định, thì từ tháng 6, tháng 7, tốc độ tăng sẽ chậm lại.

Phải nói là, tình hình lạm phát năm nay khá phức tạp. Thị trường thế giới biến động rất mạnh, nhất là sau bất ổn ở Trung Đông và sóng thần ở Nhật Bản, đã tác động lớn đến thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh này, Chính phủ phải có thông điệp nhất quán hơn nữa trong ổn định kinh tế vĩ mô.

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi