Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường trái phiếu đang ấm dần

"Với nhiều dấu hiệu cho thấy các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã bắt đầu phát huy hiệu quả, triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định dần, từ đầu tháng 6 đến nay, các nhà đầu tư đã bắt đầu đổ tiền vào trái phiếu.

Nếu các giải pháp kiềm chế lạm phát tiếp tục được kiên định thực thi hiệu quả, thì cơ hội để thị trường trái phiếu (TTTP) ấm dần từ nay đến cuối năm càng rõ nét", Tổng thư ký Hiệp hội TTTP Việt Nam (VBMA) Đỗ Ngọc Quỳnh trao đổi với ĐTCK.

Ngoài sự quay trở lại thị trường của nhà đầu tư trái phiếu, VBMA ghi nhận thêm những tín hiệu nào chứng tỏ sự khởi sắc của TTTP từ tháng 6 đến nay, thưa ông?

TTTP là thị trường nợ dài hạn và thường có mức thu nhập cố định, nên rất nhạy cảm với các diễn biến kinh tế vĩ mô. Lãi suất càng tăng thì giá trái phiếu càng giảm và ngược lại. Vì vậy, với tình hình lạm phát và lãi suất các tháng đầu năm diễn biến bất thường, các mức lãi suất thị trường đều có xu hướng tăng nhanh vượt xa mức lãi suất trần của các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ, đã làm cho các nhà đầu tư trái phiếu ở thị trường Việt Nam e ngại.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 đến nay, bởi nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đã gia tăng đáng kể giao dịch mua - bán trái phiếu trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trên thị trường sơ cấp, tổng khối lượng đấu thầu trái phiếu chính phủ thành công trong tháng 5 và 6 đạt gần 30.000 tỷ đồng so với con số chỉ khoảng 1.300 tỷ đồng của 2 tháng 3 - 4/2011. Trên thị trường thứ cấp, khối lượng giao dịch trong 2 tháng 5 - 6/2011 cũng đạt gần 17.000 tỷ đồng so với con số khoảng 8.000 tỷ đồng của tháng 3 - 4/2011. Lãi suất trúng thầu trái phiếu trên thị trường sơ cấp và lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp có xu hướng giảm nhanh từ tháng 5/2011 trở lại đây.

Nhà đầu tư nước ngoài đã mua gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong 2 tháng 5 - 6/2011; trong khi 4 tháng đầu năm họ hầu như không tham gia giao dịch, thậm chí bán ròng trong tháng 2/2011.

Những lý do cụ thể nào giúp TTTP có tín hiệu tích cực như vậy?

Lạm phát từ tháng 5 đến nay bắt đầu giảm tốc, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm nhanh, kéo theo các lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm, thị trường ngoại hối được giữ ổn định, dự trữ ngoại hối đang tốt dần nhờ NHNN liên tục tăng mua ngoại tệ. Đặc biệt, từ cuối tháng 5 đến nay, khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng có vẻ đã được cải thiện đáng kể, góp phần làm cho bức tranh vĩ mô có thêm nhiều điểm sáng.

Theo ông, tại sao trái phiếu DN vẫn chưa có được tín hiệu tích cực như trái phiếu chính phủ?

Sáu tháng đầu năm nay, thị trường trái phiếu DN gần như tê liệt. Có nhiều lý do để giải thích cho tình trạng này. Đầu năm, các DN phải chờ báo cáo kiểm toán, thường hết quý I mới có, thì mới xây dựng được bản cáo bạch, cũng như hoàn chỉnh hồ sơ phát hành. Thêm vào đó, quý I/2011, do lạm phát tăng cao, cộng với một số tín hiệu bất ổn vĩ mô khác làm cho lãi suất tăng. Cùng với đó là việc Ngân hàng Nhà nước công bố khống chế trần tăng trưởng dư nợ của các NHTM trong năm 2011 là 20%, việc đầu tư trái phiếu DN của các NHTM sẽ được tính vào dư nợ tín dụng. Trong bối cảnh đó, các NHTM - nhà đầu tư chính vào trái phiếu DN, đã phải giữ thái độ thận trọng với các đợt phát hành của DN. Nhà đầu tư rất kén DN phát hành, bởi ngoài lý do đồng vốn hạn hẹp, họ không muốn đầu tư dàn trải trong bối cảnh rủi ro quá lớn.

Đây là lý do nhà đầu tư đòi hỏi mức lãi suất cao đối với các DN phát hành, nên DN gần như không thể triển khai được hoạt động phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước trong 6 tháng đầu năm nay.

Liệu đà khởi sắc của TTTP có tiếp tục trong thời gian còn lại của năm nay, khi Chính phủ phát đi thông điệp nhất quán là tiếp tục nỗ lực ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thưa ông?

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn vì nợ công, lạm phát… và nền kinh tế trong nước mới chỉ có các dấu hiệu ổn định bước đầu, thì xu hướng khởi sắc của TTTP có được duy trì hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào niềm tin của các nhà đầu tư về sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế trong tương lai.

Không có câu trả lời nào thuyết phục và chuẩn xác hơn về chỉ số niềm tin của các nhà đầu tư trên TTTP bằng diễn biến giá và khối lượng giao dịch trên thị trường. Khi xu hướng lãi suất tiếp tục đi xuống, cộng với khối lượng giao dịch trên thị trường sơ cấp và thứ cấp tăng bền vững, thì đó là tín hiệu rất tích cực, thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào khả năng phát triển ổn định, hiệu quả của nền kinh tế. Nếu các giải pháp quyết liệt, nhất quán của cơ quan quản lý, nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô tiếp tục mang lại hiệu quả, thì chắc chắn sẽ làm gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư, qua đó giúp thị trường khởi sắc rõ nét hơn trong thời gian còn lại của năm 2011.

(Báo Đầu tư CK Điện tử)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • CPI tháng 7 sẽ không còn đà giảm
  • Xuất khẩu vàng: “Cũng khó để gọi là tạm thời”
  • 6 tháng cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
  • “Tăng lương vẫn là một vòng luẩn quẩn”
  • Hiến kế “giải cứu” thị trường bất động sản
  • Vụ chuyển giá “lãi thành lỗ”: Lan sang doanh nghiệp trong nước
  • Cẩn trọng nợ xấu cuối năm
  • Chính sách thắt chặt tiền tệ: Độ trễ còn 3 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi