Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: 'Không ép dân dùng tiền xu'

Trong khi chưa phát hành thêm, tiền kim loại sẽ được bảo quản trong kho, chỉ duy trì lưu thông ở một số địa phương có điều kiện như TP HCM, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Ngân hàng Nhà nước hôm qua công bố nội dung Thống đốc Nguyễn Văn Giàu trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII.

Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII, diễn ra tháng 3 vừa qua, cử tri tỉnh Tiền Giang đề nghị ngành ngân hàng khắc phục tình trạng tiền kim loại chất lượng kém và khó sử dụng trong lưu thông như hiện nay. Cử tri cũng yêu cầu tăng cường hơn nữa biện pháp phòng và chống tiền giả, xử lý ở mức hình phạt cao nhất đối với các hành vi sản xuất, phân phối, sử dụng tiền giả

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo và nhận trách nhiệm trước Thủ tướng về những hạn chế của tiền kim loại trong lưu thông, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá, nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tiền.

Ông cho biết Thủ tướng đã chấp thuận các giải pháp lưu thông tiền xu do Ngân hàng Nhà nước đề xuất, theo hướng chưa phát hành thêm; tổ chức tốt việc cất giữ, bảo quản tiền kim loại trong kho; đồng thời duy trì tiền kim loại trong lưu thông ở những địa phương có điều kiện (TP HCM).

"Đối với địa bàn gặp khó khăn trong việc lưu thông tiền kim loại, thì không ép buộc người dân sử dụng", Thống đốc Giàu khẳng định.

Câu chuyện tiền xu liên tục được các cử tri, đặc biệt là cử tri khu vực ĐBSCL đặt ra tại nhiều kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 8, Thống đốc Giàu cũng phải giải trình về vấn đề này.

Tiền xu được lưu thông trở lại từ năm 2003, sau nhiều năm vắng bóng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đương thời, ông Lê Đức Thúy, cho biết đã đặt đúc 1 tỷ đơn vị tiền xu ở nước ngoài, bao gồm cả 5 mệnh giá 200, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng.

Giá thành đúc đắt hơn nhiều, song Ngân hàng Nhà nước lúc đó tính toán giá trị kinh tế của tiền xu cao hơn, vì độ bền (có thể gấp cả chục lần so với tiền giấy hay polymer) và sẽ giúp phát triển các hình thức thanh toán tự động.

Tuy nhiên, sau vài năm đưa vào lưu thông, tiền bị xỉn màu, các phương tiện thanh toán tự động không phát triển, cộng với đà lạm phát leo thang khiến các mệnh giá tiền xu không còn thuận tiện trong chi tiêu. Vì vậy, người dân tại nhiều địa phương đã từ chối sử dụng loại tiền này.

(Vnexpress)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Lỗi tại chính sách chưa... đồng bộ?! (Bài 2)
  • Đã đến lúc sử dụng các công cụ thị trường
  • Thị trường trái phiếu đang ấm dần
  • CPI tháng 7 sẽ không còn đà giảm
  • Xuất khẩu vàng: “Cũng khó để gọi là tạm thời”
  • 6 tháng cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
  • “Tăng lương vẫn là một vòng luẩn quẩn”
  • Hiến kế “giải cứu” thị trường bất động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi