Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo: Giá trị chưa tương xứng

Sau nhiều năm đứng thứ nhì (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, VN có thể sẽ vươn lên vị trí đứng đầu, nhất là trong hoàn cảnh Thái Lan đang bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Tuy nhiên, “nguồn lợi do XK gạo VN mang lại còn thấp, chưa tương xứng giá trị” - ông Nguyễn Thế Dũng - Cán bộ cao cấp Chương trình Phát triển Nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh.
 
Ông Dũng cho biết, "Báo cáo An ninh lương thực ở VN và chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL” do WB tiến hành năm 2011 đã nhận xét: Từ một nước thiếu đói thập niên 80, nhiều năm gần đây VN đã không chỉ đủ ăn mà còn luôn đứng nhất nhì thế giới về XK gạo, đó là kỳ tích mà công đầu thuộc về ĐBSCL.

- Tuy nhiên, điều nghịch lý là đời sống của đại đa số nông dân vùng ĐBSCL - những người có góp công đầu đưa VN xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, thưa ông?

XK gạo của ĐBSCL mặt được là đã tiêu thụ hết thặng dư lúa gạo, giảm áp lực tiêu thụ cho nông dân nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy một cách tương xứng với tiềm năng đó. Cụ thể: giá trị gia tăng tạo ra còn thấp vì tập trung vào phân khúc thị trường gạo chất lượng thấp; phân phối rủi ro và lợi nhuận chưa công bằng với nông dân; chuỗi cung ứng XK nhiều cấp, mức độ tổn thất cao, chưa tạo ra được quan hệ đối làm ăn lâu dài giữa sản xuất và tiêu thụ.

Thực tế trên đặt ra 2 câu hỏi đối với các nhà quản lý điều hành đất nước là VN cần sản lượng XK gạo cao hay là phải nâng cao mức sống của người dân, và sản xuất gạo bao nhiêu là đủ đảm bảo an ninh lương thực với mức độ rủi ro chấp nhận được.

- Nhưng thực tế Chính phủ cũng đã và đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ĐBSCL, nhằm nâng cao đời sống nông dân?

Nhiều năm gần đây, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách nhằm tăng trưởng ĐBSCL nói chung, phát triển thế mạnh lúa gạo vùng này nói riêng. Tuy nhiên, mức độ thành công của các chính sách đó chưa đồng đều so với mục tiêu đề ra... Cụ thể, về cơ bản các chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa gaọ như phát triển thủy lợi, cây con giống, mở rộng thị trường XK thông qua các hợp đồng G2G... đã đạt được thành công cao hơn các chính sách hướng vào chất lượng tăng trưởng như giảm suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao mức sống người dân, bảo vệ môi trường...

Xuất khẩu gạo: Giá trị chưa tương xứng
 
Theo nghiên cứu của WB, khoảng 80% lúa gạo XK của ĐBSCL tập trung vào khoảng 3.000 hộ có diện tích lớn đất canh tác. Có 40% số hộ của cả vùng có diện tích đất canh tác dưới 2 ha, thu nhập từ lúa gạo thấp, sống dưới mức đói nghèo. Như vậy lúa gạo đã chưa giúp thoát đói nghèo cho đại đa số nông dân, mà chỉ giúp thiểu số những hộ có diện tích lớn khá giả.

- Ông Lưu Phước Lượng -  Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: chính sách hạn điền đã làm cho nông nghiệp VN sản xuất manh mún. Ông có đồng tình quan điểm này?

Tôi đồng ý với ý kiến này. Chính sách hạn điền đã làm cho nông nghiệp VN sản xuất manh mún. DN có vốn, tiềm năng, kỹ thuật và tư duy làm ăn lớn... nhưng không sở hữu đủ diện tích đất đai để cơ giới hóa, hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật

Chính vì vậy, nên từng bước bãi bỏ chính sách hạn điền, cùng với phát triển thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp và tăng mức độ chuyển dịch lao động.

- Theo nhiều chuyên gia, với thu nhập đầu người ngày càng tăng, mức tiêu thụ gạo đầu người trên thế giới và VN ngày càng giảm, VN nên sản xuất ít lúa hơn để dành đất trồng cây hoặc nuôi con khác ?

Nên làm những gì có lợi nhất cho đất nước và nhân dân VN. Hãy trồng cây gì, nuôi con gì có giá trị cao, năng suất cao nhưng chi phí thấp hơn trồng lúa, giảm thiểu được tác động có hại tới môi trường trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực.

Tóm lại, cần triển khai một nền nông nghiệp linh hoạt, trong đó cần xem lại việc sử dụng đất đai sao cho có lợi nhất. Bên cạnh đó, cần đầu tư để tăng cao giá trị lúa gạo bằng mối hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa nông dân với DN, nhà khoa học và nhà nước. Trong đó, quan trọng là tăng cường XK không chú ý nhiều đến số lượng mà phải đi sâu vào chất lượng và giá trị.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi