Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu vào thị trường Pháp: Lời khuyên từ luật sư

Bên lề hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Pháp - cơ hội và thực tiễn” do VCCI và Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại VN (CCIFV) tổ chức mới đây, Luật sư Olivier Monange thuộc Văn phòng luật DS Avocats (Pháp) đã có cuộc trao đổi với DĐDN xung quanh những thủ tục pháp lý khi DN VN muốn xuất khẩu (XK) sang thị trường Pháp.

Ông Olivier Monange cho biết, Pháp là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới tính theo GDP. Chính phủ Pháp cho phép các DN nước ngoài hoạt động thuận lợi và tuyển dụng lao động địa phương; Cho phép người có năng lực trình độ có thể được định cư tại Pháp trong vòng 10 năm cùng gia đình. Ngoài ra, trên 50% các khoản thuế của DN cũng được hưởng miễn giảm.

- Xin ông cho biết, để có thể XK hàng hóa vào thị trường Pháp, các DN nên thực hiện các bước tiếp cận thị trường như thế nào ?

Hiện VN có một số mặt hàng XK chủ lực như dệt may, da giày, thủy hải sản... rất được ưa chuộng tại EU cũng như tại Pháp. Quy định về thương mại của EU nói chung và Pháp nói riêng rất khắt khe. Nhất thiết các DN phải tìm hiểu kỹ các quy định này trước khi đưa hàng hóa vào. DN VN mới lần đầu xuất khẩu sang Pháp nên tìm một DN tư vấn hoặc một nhà phân phối của Pháp để làm đối tác.

- Ông có nói việc DN nên tìm một nhà tư vấn hoặc một đối tác tại Pháp trước khi đưa hàng hóa vào. Vậy, ông có thể cho biết cụ thể hơn những đối tác đó ?

Trước hết các DN VN nếu muốn xuất khẩu sang thị trường Pháp thì nên đến tận nơi để tiếp thị sản phẩm. Đối tác đó có thể là các phòng thương mại và công nghiệp, các trung tâm môi giới... Các đơn vị này có mạng lưới khách hàng tiềm năng rất rộng lớn ở nhiều ngành nghề và có thể định hướng cho các DN VN đâu là khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, các DN VN có thể tìm tới các hiệp hội ngành nghề có chung lĩnh vực kinh doanh, Chẳng hạn như hiệp hội da dày, dệt may, thủy hải sản... Các kênh phân phối lớn cũng thường có những văn phòng đại diện ở các nước. Trong trường hợp các đơn vị này đã có văn phòng đại diện ở VN như CCIFV các DN có thể trực tiếp tới đó để xin tư vấn.

- Còn về các thủ tục thuế, hải quan, thanh toán, thành lập DN... thì sao ? Ông có lưu ý gì cho các DN VN ?

DN VN nên xin được quy chế OEA để được hưởng 2 lợi ích lớn là đơn giản hóa các thủ tục hải quan và đơn giản hóa các tiêu chí về an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm.

Về thanh toán, DN lần đầu tiên tiếp cận thị trường Pháp nên sử dụng kênh thanh toán đầu tiên là tín dụng thư (L/C). Sau khi đã thiết lập được các mối quan hệ thân thiết và tin cậy thì có thể dùng kênh chuyển khoản. Tuy nhiên, đây là biện pháp không an toàn.

 Hiện ở Pháp và EU có nhiều quy chế dành cho các nhà XK nước ngoài. DN VN nên xin được quy chế OEA. Đây là quy chế dành cho các DN được chấp thuận XK vào Pháp để được hưởng hai lợi ích lớn: đơn giản hóa các thủ tục hải quan và đơn giản hóa các tiêu chí về an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các DN VN khi tiếp cận thị trường Pháp có thể lập văn phòng đại diện hoặc Cty con, nhưng không nên lập chi nhánh. Lập văn phòng đại diện, thủ tục thường đơn giản. Tuy nhiên DN không có tư cách pháp nhân, không được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện nghiên cứu thị trường, theo dõi khách hàng. Nếu trưởng đại diện là người Việt phải khai báo trước để được cấp thẻ cho phép cư trú tại Pháp. Lập chi nhánh thì được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và phải trả thuế. Song thủ tục nặng nề và chi phí tốn kém. Phạm vi thu nhập chịu thuế của chi nhánh đến nay cũng chưa rõ ràng.

- Hiện vấn đề về pháp lý khi XK vào thị trường EU luôn khiến các DN VN e ngại. Điển hình là vụ kiện chống bán phá giá da giày thời gian qua. Theo ông, DN VN cần làm gì để tránh các trường hợp tương tự với các mặt hàng khác ?

DN nên tìm tư vấn từ luật sư trước khi thiết lập kinh doanh với thị trường Pháp. Đây là thủ tục cần thiết để tránh những phiền toái không đáng có. Trong trường hợp bị kiện chống bán phá giá, DN cần tham khảo ý kiến luật sư và để khẳng định mình không bán phá giá. Với các DN VN tiềm lực còn chưa lớn, tôi cho rằng các DN nên liên kết với nhau và tìm một luật sư uy tín để đại diện và bảo vệ quyền lợi cho mình.

Không chỉ VN mà cả Trung Quốc là những nước XK nhiều mặt hàng da giày, dệt may, thủy hải sản... vào EU. Khi XK nhiều như vậy đương nhiên sẽ bị đưa vào “tầm ngắm”. Trong lịch sử thương mại thế giới, tất cả những nước XK nhiều với giá rẻ đều bị nghi ngờ là bán phá giá. Đây cũng là phản ứng tự nhiên của các nước Châu Âu để bảo vệ ngành công nghiệp của họ.

Do vậy, để tránh bị đưa vào “tầm ngắm” các DN nên nhờ luật sư tư vấn, đồng thời liên minh chặt chẽ với các nhà nhập khẩu bản địa. Nên nhớ rằng nếu các nhà quản lý thương mại Châu Âu bảo vệ ngành công nghiệp trong nước thì cũng có những nhà nhập khẩu bảo vệ quyền lợi cho các DN XK vào thị trường của họ.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Không nên nhập thịt lợn
  • Thị trường điện cạnh tranh: “Tư nhân nhảy vào đâu dễ”
  • Thị trường điện cạnh tranh: “Tư nhân nhảy vào đâu dễ”
  • Hiệu ứng PCI nhìn từ Bắc Ninh
  • Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: 'Không áp trần lãi suất cho vay'
  • Điều hành khéo để tránh cuộc đua lãi suất kiểu bầy đàn
  • Nếu phải áp trần…
  • Thu phí thẻ ATM: Cần phải tính toán chặt chẽ!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi