Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuẩn bị kế hoạch ứng phó thiếu điện mùa khô

Nội dung kế hoạch cung cấp điện được thực hiện trên cơ sở sản lượng điện năng phân bổ cho địa phương và bao gồm kế hoạch cắt giảm điện hàng tháng trong trường hợp phải tiến hành cắt giảm điện.

Kiểm tra hệ thống điện - Ảnh Chinhphu.vn

Hôm nay 15/2, Bộ Công Thương có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện một số công việc.

Đó là chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực tại địa phương lập kế hoạch cung cấp điện hàng tháng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm 2011 ngay từ giữa tháng 2/2011.

Nội dung kế hoạch cung cấp điện được thực hiện trên cơ sở sản lượng điện năng phân bổ cho địa phương và bao gồm kế hoạch cắt giảm điện hàng tháng trong trường hợp phải tiến hành cắt giảm điện.

Kế hoạch cắt giảm điện phải được xây dựng theo nguyên tắc, cụ thể, ưu tiên cung cấp điện cho các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng diễn ra tại địa phương.

Thực hiện cắt giảm điện đối với mọi thành phần phụ tải điện, mọi khách hàng sử dụng điện trừ các khách hàng sử dụng điện quan trọng theo danh sách được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

Việc cắt điện phải được thực hiện luân phiên, không cắt điện kéo dài đối với một khu vực hoặc một phụ tải điện.

 Phê duyệt kế hoạch cung cấp điện hàng tháng trên địa bàn trong mùa khô năm 2011 để tổng công ty điện lực hay công ty điện lực tại địa phương triển khai thực hiện.

Sở Công Thương phối hợp với tổng công ty điện, công ty điện lực tại địa phương tổ chức và triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện và giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn theo Chỉ thị 171/CT-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện.

Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia tiếp tục ở mức cao khoảng 16-17%. Do tình hình khô cạn nghiêm trọng năm 2010 nên tại thời điểm cuối tháng 1/2011, mực nước các hồ chứa thuỷ điện lớn trên toàn quốc ở mức rất thấp so với cùng kỳ nhiều năm.

Ngoài ra, một số nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành tại miền Bắc vẫn chưa vận hành ổn định nên hệ thống điện quốc gia có nguy cơ thiếu điện vào các tháng mùa khô 2011.

Hiện nay, tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia tiếp tục gặp thêm yếu tố bất lợi như sự cố Nhà máy điện Phú Mỹ 3 (720MW) vào ngày 23/1/2011 đã làm giảm 50% khả năng phát điện của nhà máy trong giai đoạn khắc phục sự cố dự kiến kéo dài 3 tháng.

Trước thực trạng thiếu điện trong mùa khô năm 2011, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch tiết giảm phụ tải cho từng tháng, từ tháng 2-6/2011, đảm bảo tính linh hoạt, công bằng, công khai...

Cũng theo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, dự kiến sản lượng thiếu hụt từ tháng 2-6/2011, mức công suất và thời gian cắt điện như sau: tháng 2 đáp ứng đủ nhu cầu không thực hiện tiết giảm, từ tháng 3, 4 cắt giảm 9,3%, tháng 5 là 21,1% và tháng 6/2011 là 13,7%, ưu tiên sản xuất công nghiệp quan trọng, phụ tải bơm tưới tiêu nông nghiệp... Trong trường hợp thiếu điện, các phụ tải tiết giảm trên địa bàn tỉnh sẽ cắt giảm điện sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và các phụ tải kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

Trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn, phải đảm bảo các nguyên tắc công bằng giữa các thành phần, đối tượng sử dụng điện, không cắt giảm nhiều lần, mà thực hiện kéo dài thời gian cắt điện, giảm số lần cắt điện trong 1 tuần (trừ các trường hợp có đặc thù sản xuất).

(Theo Minh Huệ // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi