Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

BMI: Ấn tượng CNTT-TT Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thị trường CNTT-TT Việt Nam lên tới 12% trong thời gian từ năm 2011-2015 và đạt doanh thu khoảng 3,3 tỷ USD vào năm 2015.

Dự đoán này được đưa ra trong báo cáo do Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) vừa công bố.
 
Theo BMI, cơ sở sự tăng trưởng ấn tượng đó dựa trên lượng người sử dụng máy vi tính ngày càng tăng, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và Chính phủ Việt Nam đưa ra hàng loạt sáng kiến và kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành công nghệ này phát triển.
 
Ngoài ra còn các yếu tố khác như kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng của ngành CNTT-TT được nêu trong chương trình phát triển công nghệ thông tin từ năm 2010-2020 và việc Việt Nam từng bước thâm nhập mạng lưới kinh doanh toàn cầu như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giúp giảm giá hàng hóa và dịch vụ cũng như tăng cơ hội cho các nhà nhập khẩu.
 
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch thu hút 5 tỷ USD đầu tư của nước ngoài vào ngành CNTT-TT đến năm 2015 và đã thu được kết quả khả quan.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT.
 
Hai mốc thời gian quan trọng mà đề án đưa ra trong quá trình thực hiện tăng tốc là năm 2015 (năm này Việt Nam sẽ phải đứng trong số 70 nước phát triển CNTT – TT hàng đầu thế giới) và 2020. Một trong những mục tiêu chủ đạo là đưa ngành CNTT-TT trở thành mũi nhọn, tăng trưởng hàng năm cao gấp 2-3 lần tăng trưởng GDP, đồng thời phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế và thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước. Chính phủ dự kiến sẽ đầu tư hơn 2.347 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra trong Đề án sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT-TT giai đoạn 2015-2020.
 
Về công nghiệp CNTT, đề án đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia trên thế giới về gia công phần mềm và nội dung số vào năm 2015 và lên top 10 quốc gia dẫn đầu thế giới vào năm 2020. Đặc biệt, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT phải trở thành ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế.

Bên cạnh đó, vào năm 2015, các doanh nghiệp trong ngành có đủ năng lực thiết kế và sản xuất một số phần cứng và linh kiện thay thế nhập khẩu, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ hình thành một số tổ chức nghiên cứu và phát triển về CNTT-TT mạnh, đủ năng lực nghiên cứu ra các sản phẩm công nghệ cao.

Cụ thể với nguồn nhân lực, đề án đặt mục tiêu khoảng 30% lượng sinh viên CNTT và điện tử viễn thông tốt nghiệp đại học đủ khả năng chuyên môn ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế vào năm 2015. Mục tiêu này đến năm 2020 là 80% và có 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực CNTT. Theo đó, tỷ lệ người sử dụng Internet sẽ tăng lên 50% sau 5 năm tới và 70% sau 10 năm. Để tăng tốc, Đề án sẽ hỗ trợ những DN CNTT-TT lớn mở rộng thị trường với mục tiêu có một số doanh nghiệp đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.
 
Theo Đề án, trong lĩnh vực viễn thông, Việt Nam sẽ hoàn thành cơ bản mạng băng rộng kết nối đến các xã phường trên toàn quốc, phủ sóng di động băng rộng đến 85% dân cư và đứng thứ 65 trở lên trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và năm 2015. Đến 2020, mục tiêu là hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết thôn bản, phủ sóng di động băng rộng đến 95% dân cư và đứng thứ 55 trở lên trong bảng xếp hàng của ITU. Đến năm 2011, hầu hết các hộ gia đình có máy điện thoại. Đến năm 2015 số hộ gia đình có máy tính và internet chiếm 20-30% và sẽ tăng lên 50-60% vào năm 2020, trong đó khoảng 30% sử dụng truyền hình cáp quang và phấn đấu 90% số hộ gia đình có Tivi, trong đó 80% được xem truyền hình số.
 
Đề án đã đặt ra mục tiêu cung cấp hầu hết dịch vụ công trực tuyến ở mức 2 và mức 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi và nhận hồ sơ qua mạng) và khoảng 80% doanh nghiệp, tổ chức xã hội ứng dụng CNTT vào điều hành và sản xuất kinh doanh. Từ nay đến năm 2015, ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực có phạm vi ảnh hưởng rộng như quản lý giao thông đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm hay dự báo thời tiết sẽ được thúc đẩy mạnh hơn.
 
Đến năm 2020, chính phủ tham vọng đưa Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu thế giới trong bảng xếp hạng về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc. Để đạt được các mục tiêu trên, đề án nêu ra một ra một loạt chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp CNTT, hạ tầng viễn thông cũng như ứng dụng CNTT trong khối cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.
 
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, để hoàn thành được các mục tiêu của Đề án Sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT-TT, cần phải tạo được bước đột phá ở 3 lĩnh vực là quản lý nhà nước, phát triển doanh nghiệp và sản phẩm quốc gia đồng thời thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
 
Phó Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu đề ra đạt được nhanh hay chậm là "tại chúng ta tức là tại quản lý nhà nước". Ví dụ cơ chế quản lý nhà nước đối với các dự án công nghệ thông tin dùng ngân sách đến năm ngoái mới xong, tức là 9 năm sau khi Chỉ thị 58 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được ban hành.
 
Còn về phát triển doanh nghiệp và sản phẩm quốc gia, theo Phó Thủ tướng, nên "khuyến khích các doanh nghiệp sáp nhập để lớn nhanh hơn tạo sức mạnh đồng thời xem xét hỗ trợ những doanh nghiệp lớn để trở thành những doanh nghiệp đầu đàn đi ra quốc tế". "Có thể xây dựng cơ chế với doanh nghiệp có 500 lao động trở lên hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, doanh nghiệp có 1.000 lao động hỗ trợ để hình thành phòng thí nghiệm còn với doanh nghiệp có 3.000 lao đông hỗ trợ thành lập phòng thí nghiệm dùng chung", Phó thủ tướng nói thêm.
 
Bước đột phá thứ 3 là về vấn đề nhân lực, theo Phó Thủ tướng, cần phải có số liệu thống kê cụ thể về cung cấp nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông và kết nối cung cầu bằng phương tiện kinh tế. Tức là hình thành một cơ quan nghiên cứu về nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, cơ quan này có thể là một đơn vị nhà nước nhưng cũng có thể thực hiện theo hình thức thuê hoặc đặt hàng một công ty. Đồng thời doanh nghiệp phải chuyển từ việc chờ đợi các trường đào tạo sang tham gia vào công tác đào tạo. "Doanh nghiệp phải tham gia vào việc để có đủ nhân lực cho mình. Doanh nghiệp cần nhân lực hãy hỏi, tiếp đó phải hợp tác, phải trả tiền, sẽ nhận được cái mình muốn", Phó Thủ tướng nói.

(tamnhin)

  • Lượng điện thiếu hụt nặng so với năm 2010
  • Giải quyết miễn thuế trong 10 ngày
  • "Công tác quản lý Nhà nước sẽ có những đổi mới"
  • Ngành công thương Hà Nội: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
  • Phát triển điện năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
  • Đến 2020, mật độ thuê bao Internet khu vực nông thôn đạt 30-40%
  • Chuẩn bị Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011
  • Sẽ mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Nam tuyến tránh Hà Tĩnh - Kỳ Anh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi