Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Công thương: “Nhiệm vụ đặt ra cho 6 tháng cuối năm là rất nặng nề”

Hôm qua (8/7), Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2009 tại 3 đầu cầu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.  

Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào chủ trì ở TP. Hồ Chí Minh và Thứ trưởng Lê Dương Quang tại đầu cầu Đà Nẵng.

Tại Hội nghị, đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cho rằng:“trong 6 tháng đầu năm, ngành Công Thương đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu tiêu dùng ở cả thị trường trong và ngoài nước suy giảm nên sản xuất và xuất khẩu cũng suy giảm theo. Trong quý 1, một số doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Vì thế, mặc dù các doanh nghiệp đã rất cố gắng nhưng kết quả của toàn ngành đạt ở mức thấp”.

Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2008 tăng 16,5%)- mức thấp nhất so với nhiều năm trở lại đây. Nhưng kể từ tháng 2/2009 đều có tăng trưởng, tháng sau cao hơn tháng trước, đặc biệt là trong quý 2 đã có chuyển biến tích cực hơn. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của hầu hết các tỉnh, thành phố đạt thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước nhưng trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,8%, kế tiếp là Hà Nội tăng 3,9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình cả nước. Nhiều sản phẩm công nghiệp từ quý 2 tuy đã có sự hồi phục đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu là sản phẩm của các ngành dệt may, da giày, giấy, ô tô, phân bón…

Tuy nhiên, do tận dụng được gói kích cầu của Chính phủ, nên trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã tranh thủ cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án… Vì vậy, tháng 5, tháng 6, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu phục hồi như giấy, dệt may, da giày… góp phần vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Về mặt xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, ước đạt 27,612 tỷ USD, giảm 10,13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tác động chủ yếu tới giá trị kim ngạch xuất khẩu là do sự giảm giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và sự thu hẹp của một số thị trường thuộc các khu vực. Tuy nhiên, mục tiêu xuất khẩu cả năm 2009 tăng 3% (kế hoạch điều chỉnh), tức là phải đạt 64,68 tỷ USD. Trong khi 6 tháng đầu năm mới đạt 27,61 tỷ USD thì 6 tháng cuối năm phải đạt trên 37 tỷ USD (như vậy bình quân phải đạt 6,2 tỷ USD/tháng) mới đạt kế hoạch. Đây là con số rất cao nếu không đưa ra nhiều biện pháp thì khó có thể đạt được.

Trước nhiệm vụ rất nặng nề của 6 tháng cuối năm, Bộ Công thương đã đưa ra các giải pháp cụ thể là: Một là, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa với tốc độ cao để bảo đảm cả năm 2009 tăng trưởng công nghiệp đạt mức cao nhất có thể (không thấp hơn 10%); tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức 3%; phấn đấu giảm tỷ lệ nhập siêu bằng hoặc thấp hơn 20% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Hai là, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án đã được soát xét tập trung vốn để hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2009, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu…Ba là, thực hiện có hiệu quả các gói kích cầu thị trường nội địa của Chính phủ, đặc biệt là việc hỗ trợ lãi suất vay để tiêu thụ máy móc, thiết bị, vật tư theo Quyết định 497/QĐ-TTg mà Bộ Công Thương chủ trì thực hiện, cùng các chương trình xúc tiến thương mại năm 2009. Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, quản lý các diễn biến thị trường hàng hóa để chủ động xử lý những phát sinh nhằm bảo đảm tốt nguồn cung ứng những mặt hàng trọng yếu với giá cả ổn định như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, xi măng, dược phẩm…”.

Đã có nhiều kiến nghị của doanh nghiệp với Bộ Công thương nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong năm nay.                                                                                                                   

 

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Ngành xây dựng: Cần đánh giá thực tiễn để khơi thông ách tắc
  • Bộ Công thương kiến nghị giảm 20% giá điện giờ cao điểm sáng
  • Bổ nhiệm thêm một thứ trướng Bộ Tài chính
  • Kiểm toán Nhà nước với chi tiêu công
  • Ông Nguyễn Chí Dũng thôi chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT
  • Sẽ tăng cường biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ
  • Mở rộng thủ tục hải quan điện tử: Theo mô hình nào ?
  • Ngành Hải quan: Thu ngân sách đạt gần 20,6 nghìn tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi