Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành xây dựng: Cần đánh giá thực tiễn để khơi thông ách tắc

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản vừa được Quốc hội thông qua đã quyết định nới rộng thời gian để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện quyền đăng ký lại, chuyển đổi mô hình quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.

Như vậy, thời hạn mới cho hoạt động này là ngày 1/7/2011, nghĩa là 5 năm tính từ ngày 1/7/2006, thay vì hạn cũ là ngày 1/7/2008. Các đề nghị gia hạn và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động trong tình hình thị trường có nhiều thay đổi từ phía nhà đầu tư đã được ủng hộ mặc dù trước đó, không phải không có ý kiến cho rằng, việc gia hạn là không cần thiết.

Cần phải nhắc lại rằng, trong thời hạn 2 năm thực hiện việc đăng ký lại, chuyển đổi mô hình quản lý đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng các doanh nghiệp thực hiện không nhiều. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ có 430 trường hợp đã thực hiện đăng ký lại, chuyển đổi theo quy định, chiếm khoảng 6,6% số dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Vào thời điểm đó, việc thông báo và cung cấp thông tin về quyền lựa chọn hoặc không đăng ký lại đã được tiến hành. Thậm chí, ngày 19 tháng 12 năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 9318/BKH-ĐTNN gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh, thành phố thông báo cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về thời hạn đăng ký chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư.

Con số không nhiều các doanh nghiệp đăng ký lại thể hiện quyết định của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Đã có ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư chắc chắn đã cân nhắc thiệt hơn và đã quyết định không tiếp nhận các quyền mà chỉ có đăng ký lại họ mới được thực hiện, như quyền điều chỉnh bổ sung, thay đổi phạm vi ngành nghề kinh doanh, có quyền đề nghị gia hạn thời gian hoạt động của dự án đầu tư.

Tuy nhiên, sau khi hạn chót đã qua, số hồ sơ đăng ký lại gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tiếp tục tăng. Có vẻ như nhiều doanh nghiệp mới phát sinh nhu cầu đăng ký lại sau thời hạn chót, điều đáng ra các doanh nghiệp đã phải quyết định sớm hơn.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những rắc rối thực tế khiến không ít doanh nghiệp khó lựa chọn quyền lợi theo luật định, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức liên doanh. Với các công ty này, vấn đề khá phức tạp khi một bên trong liên doanh, thường là bên thiểu số, không muốn có sự thay đổi mà có thể sẽ bất lợi cho họ.

Cũng có doanh nghiệp e ngại về khả năng không còn được hưởng những ưu đãi họ đang có theo Giấy phép đầu tư đã được cấp, nhất là những ưu đãi vượt khung hiện tại. Hơn thế, với các doanh nghiệp đăng ký lại, quy định doanh nghiệp được giữ lại tên, con dấu, tài khoản, mã số thuế đã đăng ký không dễ thực hiện nếu doanh nghiệp đó chuyển đổi hình thức pháp lý, cơ cấu lại doanh nghiệp...

Rõ ràng, đây cũng sẽ là rào cản không nhỏ trong thực hiện thủ tục này ngay cả khi thời hạn chót đã được nới rộng. Chính vì vậy, về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cần có tổng kết, đánh giá đầy đủ về thực tiễn 2 năm thực hiện việc đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm rõ các vướng mắc để từ đó sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo thực thi có hiệu quả quy định mới của pháp luật về gia hạn đăng ký lại doanh nghiệp.
 

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)

  • Bộ Công thương kiến nghị giảm 20% giá điện giờ cao điểm sáng
  • Bổ nhiệm thêm một thứ trướng Bộ Tài chính
  • Kiểm toán Nhà nước với chi tiêu công
  • Ông Nguyễn Chí Dũng thôi chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT
  • Sẽ tăng cường biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ
  • Mở rộng thủ tục hải quan điện tử: Theo mô hình nào ?
  • Ngành Hải quan: Thu ngân sách đạt gần 20,6 nghìn tỷ đồng
  • Hiện đại hóa Hải quan: Bước chuyển mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi