Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Nội vụ kiến nghị đơn giản hóa 91,4% TTHC

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 quá trình rà soát thủ tục hành chính (TTHC), Bộ Nội vụ đã kiến nghị đơn giản hóa và bãi bỏ 160/175 TTHC, chiếm 91,4%; chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa TTHC gần 240 tỉ đồng/ năm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận kết quả rà soát TTHC từ Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn  Tuấn. Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 7/4, Bộ Nội vụ đã công bố kết quả rà soát TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ và bàn giao kết quả cho Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ.

Mỗi năm tiết kiệm 240 tỉ đồng

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, trong số 180 TTHC được thống kê, có 2 thủ tục đã hết hiệu lực thi hành và 3 thủ tục trùng với các TTHC khác thuộc phạm vi chức năng của Bộ.

Việc rà soát đã được thực hiện theo 3 nội dung chính: Rà soát TTHC; rà soát mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và các yêu cầu, thủ tục để thực hiện TTHC (nếu có).

Với 175 TTHC còn lại, Tổ Đề án 30 của Bộ kiến nghị giữ nguyên 15 thủ tục; sửa đổi, bổ sung 154 thủ tục; kiến nghị bãi bỏ 3 thủ tục và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tham mưu ban hành sửa đổi, bổ sung 3 thủ tục; đạt tỷ lệ đơn giản hóa 91,4 % thủ tục.

Theo Bộ Nội vụ, quá trình rà soát và tính toán chi phí tuân thủ TTHC cho thấy, chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa là gần 240 tỉ đồng/ năm, tỉ lệ cắt giảm chi phí 32,5%.

Một số lĩnh vực đã được ưu tiên rà soát và đạt được kết quả tốt như: Quản lý cán bộ, công chức; quản lý tôn giáo; thi đua khen thưởng…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần  Văn Tuấn cũng khẳng định đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu trong quá trình đơn giản hóa các TTHC.

Với chức năng quản lý nhà nước của một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực nhạy cảm như: Quản lý hoạt động tôn giáo; công tác hội và tổ chức phi chính phủ; công tác cơ yếu…, việc rà soát nhằm đơn giản hóa các thủ tục để vừa đạt được mục tiêu quản lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức cần được cân nhắc, tính toán kỹ.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổ phó Tổ công tác Đề án 30 Bộ Nội vụ Hà Văn Ngọc cho biết, Bộ sẽ thường xuyên cập nhật, bổ sung số liệu về các thủ tục hành chính hết hiệu lực hoặc mới được ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để theo dõi, quản lý.

Sẵn sàng tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa TTHC

Nhận kết quả bàn giao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách Đề án 30 của Thủ tướng đánh giá,  việc Bộ Nội vụ đã hoàn thành giai đoạn 2 của Đề án 30 đúng thời gian, đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng  là điển hình tốt và kinh nghiệm quý để các nơi khác học tập. 

Việc công bố kết quả rà soát TTHC của Bộ Nội vụ hôm nay cho thấy tính đúng đắn của cách làm cũng như phương án tiếp cận của Đề án 30.

 

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, từ nay đến cuối năm, khối lượng công việc còn lại của Bộ Nội vụ cũng như các Bộ, ngành, địa phương rất lớn. Đó là, bên cạnh việc phối hợp với Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ trong việc hoàn thiện nâng cao chất lượng phương án  đơn giản hóa hơn 5.500 TTHC, chúng ta cần tổ chức thực thi ngay phương án đơn giản hóa các TTHC sau khi được Chính phủ thông qua; cập nhật, công bố công khai TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia; tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về TTHC.

Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Bộ Nội vụ, với vai trò là cơ quan thường trực của Chính phủ về CCHC, tiếp tục hỗ trợ Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thắng lợi Đề án 30.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi