Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đóng điện đường dây 220 kV Đồng Hới – Huế

Việc đưa vào vận hành đường dây 220 kV Đồng Hới – Huế không chỉ đảm bảo cung cấp điện cho các tỉnh miền Trung mà còn kết nối giữa hệ thống đường dây 220 kV từ Vinh vào Quảng Ngãi góp phần tăng cường khả năng điều hoà công suất, nâng cao độ tin cậy cho hệ thống điện quốc gia.

Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công trình trước khi đóng điện - Ảnh Chinhphu.vn/Quang Thắng

Ngày 6/4/2010, tại Trạm biến áp 220 kV Huế và Đồng Hới, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đã đóng điện đường dây 220 kV Đồng Hới – Huế.

Đường dây do NPT làm chủ đầu tư, dài gần 174 km với 477 vị trí cột, đi qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Đường dây này có nhiệm vụ nhận điện từ Trạm biến áp 220 kV Đồng Hới vào Huế hoặc nhận điện từ Trạm biến áp 220 kV Huế ra Đồng Hới theo từng phương thức vận hành của điều độ hệ thống.

Công trình được khởi công từ cuối năm 2005. Trong quá trình thi công đã gặp rất nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng tại một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình.

 Để từng bước tháo gỡ vướng mắc, NPT đã cử cán bộ “cắm chốt” ngày đêm bám sát hiện trường, cùng với lãnh đạo địa phương gặp gỡ, bàn bạc với dân, giải quyết tại chỗ mọi vướng mắc phát sinh, giải quyết hài hòa lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, địa phương và người dân đồng thời NPT đã yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiên, đền bù giải phóng mặt bằng đến đâu là tổ chức thi công đến đó.

Theo tổng sơ đồ VI đã được phê duyệt thì liên quan đến đường dây 220 kV Đồng Hới – Huế còn có các dự án khác để đồng bộ công trình, đó là mở rộng 2 ngăn lộ 220 kV tại Trạm biến áp 220 kV Đồng Hới và Trạm biến áp 220 kV Huế.

Tại tỉnh Quảng Trị, NPT đang hoàn tất giai đoạn cuối việc xây dựng mới  Trạm biến áp 220 kV Đông Hà, nhánh rẽ 220 kV và 110 kV và sẽ được NPT tổ chức đóng điện tháng 5 năm nay.

Việc hoàn thành và đưa các công trình trên vào vận hành trong thời gian sớm nhất sẽ làm tăng khả năng điều hoà của lưới điện quốc gia, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền Trung nói riêng và của cả nước nói chung.  

(Theo Minh Huệ // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi