Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Cần nâng cao năng lực cán bộ ngành tư pháp"

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Hà Công Long phát biểu ý kiến. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 4/11, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; báo cáo công phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; báo cáo về công tác thi hành án.

Đã có 19 đại biểu đăng ký và phát biểu tại Hội trường. Các đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo thẩm tra về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án.

Các đại biểu tập trung phân tích diễn biến tình hình tội phạm năm 2009, phân tích nguyên nhân, các giải pháp, phương hướng phòng ngừa vi phạm và tội phạm trong thời gian tới.

Các đại biểu nhất trí với đánh giá cho rằng, trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các ngành công an, kiểm sát, tòa án, công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, tình hình vi phạm, tội phạm ở Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp và một số loại tội phạm như buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán ma túy, chống người thi hành công vụ... có xu hướng gia tăng.

Chính vì vậy, các đại biểu Hà Công Long (Gia Lai), Chu Sơn Hà (Hà Nội), Vũ Duy Hòa (Thanh Hóa) đề nghị trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ hoạt động trong ngành tư pháp, để đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn xã hội.

Một số đại biểu đánh giá, đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm là công việc khó khăn, gian khổ, lâu dài, vì vậy trong thời gian tới, hoạt động phòng, chống vi phạm, tội phạm cần tiếp tục được thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp, trong đó cần quan tâm chú ý hơn nữa đến công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm.

Các đại biểu cho rằng cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và năng lực hoạt động của các cơ quan tư pháp, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công tác phòng, chống vi phạm và tội phạm.

Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cho rằng, bên cạnh việc tạo môi trường trong sạch, lành mạnh trong vui chơi, sinh hoạt của giới trẻ, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phối hợp, phát huy vai trò của nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội cùng các cơ quan chức năng trong công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm.

Các đại biểu đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo mọi hành vi vi phạm, phạm tội đều được phát hiện và xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong phòng chống vi phạm và tội phạm, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong việc giữ gìn kỷ cương pháp luật, đảm bảo uy tín của ngành và lòng tin của nhân dân.

Sáng 5/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận về báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; báo cáo của Chính phủ về công phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án.

Tại phiên họp chiều 4/11, các đại biểu Quốc hội đã quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung chịu hậu quả của cơn bão số 11./.

(Theo TTXVN)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi