Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Xây dựng nói gì về hình thức góp vốn mua nhà?

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ qui định cụ thể hơn các hình thức huy động vốn của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, qui định rõ những trường hợp nào phải giao dịch qua sàn...

- Thưa Thứ trưởng, hiện nay nhiều chủ đầu tư sử dụng hình thức lập hợp đồng góp vốn, coi như “một cách nói khác” của việc mua bán sản phẩm dự án bất động sản trước thời điểm được phép theo qui định, nhằm lách luật. Vậy xin hỏi, những trường hợp góp vốn tương ứng số lượng căn hộ hoặc căn nhà, lô đất này sau đó có phải thông qua sàn giao dịch bất động sản nữa không hay đó chính là “một phần không qua sàn”?

- Hoạt động giao dịch mua bán nhà được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong khi đó, việc góp vốn trong kinh doanh được điều chỉnh bởi hệ thống qui định của Luật Dân sự và một số hệ thống luật chuyên ngành khác như Luật Đầu tư…

Hiện tại, theo qui định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản, việc bán nhà của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản, đồng thời việc thu tiền ứng trước từ khách hàng để bán nhà chỉ được thực hiện khi nhà ở đã được xây dựng xong phần móng.

Bộ Xây dựng đang nghiên cứu việc quản lý hoạt động huy động vốn của các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhằm đảm bảo việc huy động vốn của các chủ đầu tư được thuận lợi, đúng qui định và bám sát mục tiêu đảm bảo công khai, minh bạch.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ qui định cụ thể hơn các hình thức huy động vốn của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, qui định rõ những trường hợp nào phải giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản, trường hợp nào chủ đầu tư được chủ động lựa chọn hình thức phân phối khác.

Các qui định này nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho chủ đầu tư và người dân trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản qua đó cũng sẽ được điều chỉnh khoa học, cụ thể, chi tiết hơn, phù hợp thực tiễn hơn.

"Tây", "ta" bán ra đều qua... sàn!

- Thứ trưởng có ý kiến thế nào trước việc thu thuế chuyển nhượng hợp đồng góp vốn, được hiểu là sự công nhận hợp pháp cho việc chuyển nhượng các hợp đồng góp vốn (mua bán một tài sản chưa hình thành)?

Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 161/2009/TT-BTC, trong đó qui định nộp thuế thu nhập cá nhân đối với việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn. Theo tôi, đây là một qui định bình thường, vì khi có giao dịch của cá nhân được thực hiện và phát sinh lợi nhuận thì phải nộp thuế theo qui định pháp luật.

Tuy nhiên, hợp đồng góp vốn liên quan tới hoạt động kinh doanh bất động sản không phải là hợp đồng giao dịch bất động sản như mua, bán hay cho thuê bất động sản… Vì vậy, việc thu thuế chuyển nhượng hợp đồng góp vốn không phải là sự công nhận hợp pháp cho việc chuyển nhượng các hợp đồng góp vốn có giá trị như là hợp đồng giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản.

Trên thực tế, hai hình thức giao dịch này được điều chỉnh bởi các hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành riêng biệt nhau.

- Nếu có chủ đầu tư là liên doanh nước ngoài hay 100% vốn nước ngoài “lách luật” của ta, không tuân thủ bán hàng qua sàn (khi họ đã đủ điều kiện bán hàng) thì xử lý thế nào?

- Pháp luật kinh doanh bất động sản qui định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản khi thực hiện việc mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản. Qui định này không phân biệt đối tượng áp dụng là tổ chức trong nước hay ngoài nước.

Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các giao dịch về mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thì cũng phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các qui định của Luật Kinh doanh bất động sản thì áp dụng các chế tài xử lý vi phạm được qui định tại Nghị định 23/2009/NĐ-CP và Thông tư 24/2009/TT-BXD để xử lý các hành vi vi phạm.

(VietNamNet)

  • “Khiếu kiện đất đai nhiều chủ yếu do chính sách”
  • Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, TCty: Vẫn rót vốn vào các dự án hiệu quả
  • Cải cách hành chính: Bước tiến hiệu quả!
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất gần 1 triệu tấn sản phẩm
  • EVN đáng bị khiển trách khi... chậm nâng giá thuê cột diện
  • CPI bất ngờ tăng tốc
  • Xuất khẩu gạo: Vẫn phải 'lụy' VFA
  • Quy hoạch: Quá nan giải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi