Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, TCty: Vẫn rót vốn vào các dự án hiệu quả

Trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII, ông Hà Văn Hiền - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho rằng phải tăng cường việc giám sát thực hiện chức năng chủ sở hữu tại các tập đoàn, TCty nhà nước và tiếp tục tạo điều kiện về vốn đối với các dự án khả thi.

- Theo dự toán, năm 2010 sẽ giao 5.000 tỷ đồng vốn nhà nước cho một số tập đoàn, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng phải xem xét lại, không nên tiếp tục rót vốn cho các Tập đoàn, TCty kinh doanh không hiệu quả, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào ?

Tôi chưa có điều kiện xem xét cụ thể hoạt động kinh doanh của từng tập đoàn, TCty nhưng về tổng thể phần lớn là nguồn vốn vay của các tập đoàn và TCty trong thời gian vừa qua đầu tư cho mục tiêu trung và dài hạn. Trong kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Vì vậy cần phải xem xét lại chiến lược đầu tư có đúng với nhu cầu phát triển của DN và của nền kinh tế hay không. Đối với những DN có dự án hiệu quả thì Nhà nước phải tạo điều kiện về vốn để tiếp tục đầu tư.

- Ông đánh giá thế nào về vai trò và hiệu quả hoạt động của SCIC trong thời gian vừa qua?

Thành lập TCty kinh doanh vốn nhà nước là bước tiến để chúng ta tách bạch giữa quan hệ hành chính với sử dụng vốn, đó là tiến bộ nhưng phải đổi mới và có những quy định riêng. Hiện nay SCIC đã tiếp nhận trên 800 DN, phần lớn là DN vừa và nhỏ, chỉ có 1,5% số DN có vốn trên 100 tỷ đồng và vẫn còn khoảng 300 DN với số vốn khoảng 5.000 tỷ đồng chưa bàn giao cho SCIC. Khi chúng tôi làm việc với TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác nhiều ý kiến đề nghị không nên dồn quá nhiều DN vào SCIC và đề nghị đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải có SCIC riêng. Theo tôi vấn đề mấu chốt là phải có quy định riêng về hoạt động của SCIC dù là của cả nước hay là riêng của từng địa phương chứ không thể để SCIC vẫn hoạt động như hiện nay. Hoạt động của SCIC có tính đặc thù, nhưng hiện nay một số quy định áp dụng chung cho các DN hoặc DN nhà nước lại được áp dụng cho cả SCIC, cụ thể nhất là cơ chế tài chính hiện nay áp dụng theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng cho tất cả DN. Cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại DN sau cổ phần hóa có nhiều điểm chưa rõ ràng như: chưa có văn bản pháp luật nào xác định vị trí của người quản lý DN sau khi DN cổ phần hóa; chồng chéo trong quản lý phần vốn và quản lý người đại diện...

- Theo ông có cần thành lập cơ quan ngang bộ để giám sát thực hiện chức năng chủ sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn và TCty?

Qua giám sát thực hiện chức năng chủ sở hữu cho thấy còn phân tán. Nhiều đơn vị, nhiều cơ quan cùng chức năng chủ sở hữu nhưng không có đầu mối.

Thống nhất một đơn vị quản lý như thế nào thì phải giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu. Hiện nay Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài chính và chỉ tham gia quản lý vốn, tài sản tại các tập đoàn, TCty một cách gián tiếp thông qua các báo cáo của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tập đoàn, TCty nên không quản lý được hoạt động tài chính nói chung của một DN.

- Xin cảm ơn ông.
 

Tính đến 31/12/2008, SCIC đã tiếp nhận vốn nhà nước tại 892 DN, giá trị sổ sách phần vốn nhà nước là 6 nghìn 925 tỷ đồng (chưa tính VietcomBank), giá trị thị trường hiện nay khoảng 25 nghìn tỷ đồng, tăng gần 4 lần. Đa số các DN có quy mô nhỏ, vốn điều lệ bình quân dưới 10 tỷ đồng (khoảng 87% DN đã nhận bàn giao vốn), chỉ có khoảng 1,5% số DN có vốn trên 100 tỷ đồng. Doanh thu của SCIC năm 2008 là 1.301 tỷ đồng. Các DN có quy mô vốn lớn trên 100 tỷ đồng, đa số kinh doanh có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân trên 12%. Các DN còn lại hiệu quả chưa cao (45% DN hoạt động có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn 10% và gần 7% DN đang thua lỗ).

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Khiếu kiện đất đai nhiều chủ yếu do chính sách”
  • Cải cách hành chính: Bước tiến hiệu quả!
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất gần 1 triệu tấn sản phẩm
  • EVN đáng bị khiển trách khi... chậm nâng giá thuê cột diện
  • CPI bất ngờ tăng tốc
  • Xuất khẩu gạo: Vẫn phải 'lụy' VFA
  • Quy hoạch: Quá nan giải
  • Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM: Quy hoạch - Phải chấp nhận thời kỳ quá độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi