Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cây xăng biên giới có thể chỉ mở ban ngày

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại cuộc họp về quản lý xăng dầu chiều 14-3, tại TPHCM.

Buôn lậu xăng dầu qua biên giới Tây-Nam bằng đường thủy. Ảnh: ĐD.

Tại biên giới Tây Nam, trước khi điều chỉnh giá bán, giá xăng dầu trong nước thấp hơn Campuchia 5.000 – 6.000 đồng/lít, hiện mức chênh lệch vẫn ở mức 2.000 – 3.000 đồng/lít.

Theo bà Đàm Thị Huyền, Phó TGĐ Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex), mức chênh lệch ngày một lớn là động lực thúc đẩy hoạt động buôn lậu tại vùng biên. Khu vực nóng nhất trong hoạt động buôn lậu xăng dầu là Quảng Ninh, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang..., đặc biệt trên các vùng biển.

Bộ Công Thương cho biết, số lượng xăng dầu bán ra trong 1 tháng của cửa hàng khu vực biên giới khoảng 200.000 lít, tăng gấp 2 lần so với những tháng đầu năm do các hoạt động buôn lậu. Các đầu nậu thường tổ chức thuê mướn cư dân biên giới vận chuyển xăng dầu lậu qua biên giới bằng nhiều phương tiện.

Với số tiền lãi từ 2.000 – 3.000 đồng/lít, mỗi ngày một người có thể vận chuyển từ 100 – 200 lít bằng phương tiện xe đạp thồ hoặc xe gắn máy. Một số đối tượng khác còn dùng xe tải, xe kéo có dung tích bình xăng lớn, đổ đầy xăng rồi chạy qua biên giới tấp vào rừng cao su đổ cho đầu nậu...

Một người tham gia buôn lậu xăng dầu có thể thu tiền triệu mỗi ngày. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Tôn Hoàng cho rằng, lượng xăng dầu chảy qua biên giới chẳng khác nào rót ngân sách nuôi nước ngoài.

Đề xuất nâng giá bán trong nước lên ngang bằng với các nước láng giềng nhận được sự đồng tình của nhiều đại diện cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Theo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, với giá bán hiện nay họ vẫn đang phải bù lỗ 1.000 – 1.500 đồng/lít, nếu không được tăng giá sẽ khó đảm bảo được sự điều tiết theo các chính sách chống buôn lậu hiện nay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, biện pháp tăng giá không phải là tối ưu trong thời điểm này. Vì theo lộ trình, tới năm 2012, xăng dầu cùng với than, điện mới được quản lý theo cơ chế thị trường.

Hiện các doanh nghiệp xăng dầu cũng đã được hỗ trợ rất nhiều về thuế, nguồn cung ngoại tệ... nên không thể liên tục điều chỉnh tăng giá. Tháng 3 này, Bộ Công Thương sẽ ban hành Quy chế Kinh doanh xăng dầu tại các vùng biên giới, tính đến biện pháp mở cửa các cửa hàng xăng dầu dọc biên giới từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày và sàng lọc cây xăng, điểm bán không hiệu quả...”.

(Theo Tienphong Online)

  • Thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh từ tháng 7-2011
  • Chưa mặn mà việc giao dịch hàng hóa qua sàn
  • Cảnh báo tảo độc ở các vùng nuôi ngao Nam Định
  • Nâng cao năng lực truyền tải điện khu vực phía bắc
  • Giá điện mua từ Trung Quốc ngày càng đắt đỏ
  • Tính toán nhiều phương án sửa thuế thu nhập cá nhân
  • Không để vật liệu xây dựng tăng giá bất hợp lý
  • Năm 2015, tiền lương tăng 12%/tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi