Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính thức có thông điệp mới về đầu tư công

picture
Các dự án không hiệu quả sẽ phải điều chuyển vốn.

Đăng đàn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc một lần nữa đã khẳng định lại việc không cắt giảm đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ trong năm 2011.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ông Phúc đã chính thức đưa ra thông điệp mới về vấn đề quản lý đầu tư công của Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, trong thời gian tới, khung pháp lý cho mô hình PPP (hợp tác công - tư) sẽ được hoàn thiện hơn nữa để thu hút đầu tư của tư nhân trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Đầu tư của nhà nước sẽ giảm xuống và dồn cho các lĩnh vực xã hội mà tư nhân không đầu tư. “Chính phủ đang có một lộ trình để chuyển đổi, cơ cấu lại đầu tư và sẽ thu hẹp đầu tư công”, ông nói.

Như để “nói lại cho rõ” về vai trò của đầu tư công, ông Phúc nói trong nhiều năm liền Chính phủ liên tục tăng đầu tư công là để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về cơ sở hạ tầng, và không thể phủ nhận vai trò của đầu tư công đã giúp Việt Nam “tiến những bước dài trên con đường phát triển”.

Tuy nhiên, trong thời gian tới việc cắt giảm đầu tư sẽ phải theo lộ trình. Đầu tư theo mô hình PPP sẽ kéo theo nhiều vấn đề, chẳng hạn với các dự án cầu đường thì phí cầu đường sẽ tăng lên, tác động trực tiếp đến người dân nên Chính phủ sẽ phải cân nhắc và lựa chọn phương án phù hợp.

Vẫn theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, đầu tư công hiện nay có 4 nguồn chính là ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư của Nhà nước và nguồn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.

Trong số này, nguồn đầu tư từ ngân sách năm nay là 152 ngàn tỷ đồng và nguồn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ là 45 ngàn tỷ đồng.

“Với nguồn đầu tư công tổng cộng 197 ngàn tỷ đồng này, chúng tôi đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã thống nhất là không cắt giảm, chỉ cắt giảm đầu tư từ tín dụng Nhà nước và của doanh nghiệp Nhà nước. Chúng ta sẽ tiến hành sắp xếp lại các dự án đầu tư trên cơ sở lựa chọn các dự án đầu tư hiệu quả với các tiêu chí cụ thể mà Chính phủ đã ban hành. Bên cạnh đó, không cho ứng trước vốn của năm 2012 và không cho điều chuyển vốn của năm 2010 sang năm 2011. Thực hiện biện pháp này cũng là cắt giảm vốn đầu tư công rất lớn”, ông Phúc nói.

“Trong năm 2010, đầu tư từ ngân sách là 243 ngàn tỷ đồng, trong đó từ ngân sách là 177 ngàn tỷ đồng và từ trái phiếu Chính phủ là 66 ngàn tỷ đồng, nhưng trong 243 ngàn tỷ đồng này thì đã có khoảng một lượng rất lớn là ứng trước và điều chuyển”, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc phân tích thêm về sự tăng lên của đầu tư công trong năm ngoái.

Bộ trưởng cũng cho biết, thực hiện nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công, 10 đoàn kiểm tra đã được cử đến 8 vùng và 2 doanh nghiệp Nhà nước. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả ban đầu cho thấy các tỉnh, thành phố chấp hành tốt nghị quyết, và các tập đoàn, tổng công ty cũng đang tiến hành triển khai sắp xếp lại đầu tư.

  • Ưu tiên đầu tư CNTT-TT, trong thời lạm phát
  • Nên giãn thuế thu nhập cá nhân cho một số đối tượng
  • Chen lấn quyết toán thuế
  • Học sinh có thể học trước tuổi, vượt lớp
  • Danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu
  • Xây đường bộ trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở
  • Công chức, viên chức không được làm hiệu trưởng trường phổ thông tư thục
  • Cao điểm thiếu điện 2011 có thể rơi vào tháng 5
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi