Cho dù lạm phát gia tăng và Chính phủ Việt Nam đang thực hiện cắt giảm chi tiêu thì cũng không thể ngừng đầu tư vào CNTT-TT, để đến năm 2020 Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra trong “Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT”.
Ông Mai Sean Cang, Giám đốc bán hàng của Intel Việt Nam đã nhấn mạnh điều này trong phát biểu tại Hội nghị đối tác nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT tại Việt Nam do Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức vừa diễn ra ngày 31/3/2011 tại Hà Nội.
Đại diện Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (WB) cho rằng, Việt Nam cần huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, cả từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, vốn ODA để đầu tư phát triển công nghiệp CNTT và WB cũng cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam hết sức trong việc thực hiện Đề án.
Việt Nam đang sử dụng nguồn vốn ODA chủ yếu để xây dựng cầu đường, phát triển nông thôn…nhưng chưa có dự án CNTT-TT nào sử dụng nguồn này. Vấn đề chuyển sử dụng nguồn vốn ODA sang cho đầu tư phát triển công nghiệp CNTT đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần nâng cao năng lực huy động và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả.
Trong bối cảnh lạm phát, giá cả một số mặt hàng liên tục lập các mốc mới…Chính phủ đã ra Nghị quyết 11/NQ-CP nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, cắt giảm chi tiêu công, hạn chế đầu tư các dự án không thực sự cần thiết…Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam vẫn được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước và nguồn trái phiếu Chính phủ huy động trên thị trường tài chính quốc tế. Về phía mình, các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng Thương mại Nhà nước sẽ ưu tiên cho vay vốn đối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp CNTT của các doanh nghiệp Việt Nam.Có thể thấy Nhà nước tiếp tục có sự đột phá trong tư duy đầu tư cho CNTT khi quyết định đầu tư cho lĩnh vực CNTT-TT.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Viễn thông Việt Nam trong 20 năm đổi mới vừa qua đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp vào thành công của sự nghiệp đổi mới mở cửa của đất nước và là một trụ cột của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Việt Nam. Cho đến nay, viễn thông Việt Nam đã có thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới, cả về công nghệ, mật độ điện thoại, giá cước…
Phó Thủ tướng cũng cho rằng: Việt Nam đã rất thành công trong việc dùng con đường hợp tác quốc tế để chuyển đổi công nghệ, tạo nguồn vốn, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ quản lý, khai thác…
Thực tế, thời gian qua, Việt Nam đã tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp CNTT, đặc biệt là vào lĩnh vực phần cứng máy tính, điện tử, thiết bị viễn thông; ưu tiên các dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ, các dự án nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, các lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao, tạo hiệu ứng lan tỏa ra khu vực nội địa giúp tạo lập vị thế trong chuối giá trị toàn cầu của sản phẩm Việt Nam; hạn chế các dự án có công nghệ lạc hậu, có khả năng gây ô nhiễm môi trường hoặc chiếm dụng diện tích đất lớn. Theo đó, rất nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT đã đầu tư vào như: Intel, SamSung, Nokia, IBM… đã chứng tỏ là một thị trường hấp dẫn; bức tranh về nền CNTT-TT của Việt Nam hội nhập thế giới đã dần hiện ra.
Nhắc tới sự thành công của các doanh nghiệp CNTT-VT khi hợp tác quốc tế, Phó Thủ tướng dẫn ra trường hợp của VNPT, VTC, FPT, CMC…và đặc biệt là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Phó Thủ tướng tự hào dẫn ra những thành tựu mà Viettel đạt được trong năm 2010. Cụ thể, doanh thu của Tập đoàn này năm 2010 đạt 15.500 tỷ VND, tăng 52% so với 2009 và trở thành doanh nghiệp đứng thứ 2 Việt Nam về lợi nhuận, được thế giới công nhận là 24/772 mạng di động lớn nhất thế giới, đứng trong Top 100 doanh nghiệp viễn thông thế giới. Đồng thời Viettel cũng đứng trong top 30 nhà đầu tư viễn thông lớn nhất thế giới.
Phó Thủ tướng cho rằng, đạt được những con số như trên cũng do Viettel đã biết cách thu hút người Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài vào làm và tạo được yếu tố nước ngoài trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có nghiên cứu đào tạo, tập trung thu hút từ các các tập đoàn đa quốc gia về CNTT mở các trung tâm nghiên cứu phát triển, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu tại Việt Nam. Đồng thời, có chính sách kết nối doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu.
(tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com