Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chọn mặt gửi vàng

 Việc USD có dấu hiệu tăng giá, trong khi VND đang giảm sẽ tạo điều kiện cho ngành cao su gia tăng lợi nhuận - tinkinhte.com
Việc USD có dấu hiệu tăng giá, trong khi VND đang giảm sẽ tạo điều kiện cho ngành cao su gia tăng lợi nhuận

Các chuyên gia kinh tế vẫn tỏ ra lo ngại về những khó khăn hậu khủng hoảng còn chưa thực sự lộ diện tại VN. Bên cạnh đó là việc cung tiền tăng cao từ các gói kích thích kinh tế được các Chính phủ thực hiện trong năm 2009 đang tạo ra áp lực lạm phát, thậm chí là khủng hoảng thừa ở một số ngành…

Một số ngành có thể vẫn sẽ phải đối diện với những khó khăn từ chính sách tiền tệ của các quốc gia, chính sách bảo hộ hay nhu cầu tiêu dùng vẫn ở mức thấp. Nhiều ngành được dự đoán sẽ tiếp tục hưởng lợi từ sự hồi phục kinh tế. Đây chính là cơ hội để dòng tiền thông minh tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trong năm 2010.
Vật liệu cơ bản gặp thời

Đáng chú ý hơn cả phải kể đến những DN liên quan đến ngành vật liệu cơ bản. Theo TS Hà Huy Tuấn – Phó Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia, đáng chú ý phải kể đến ngành cao su tự nhiên. Do hoạt động của ngành này chủ yếu là xuất khẩu nên việc USD có dấu hiệu tăng giá, trong khi VND đang giảm sẽ tạo điều kiện cho ngành này gia tăng lợi nhuận. Đáng nói là, những DN hoạt động trong ngành này có tỷ lệ vay nợ ở mức thấp nên ít bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng. Tiếp đó, những ngành như khai thác than, khoáng sản và dầu khí cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng doanh thu mạnh trong năm 2010 nhờ sự phục hồi kinh tế kéo giá các nguyên liệu này tăng lên...

Các chính sách kinh tế của các quốc gia trên thế giới sẽ tác động rất lớn đến một nền kinh tế có độ mở lớn như VN.

Là ngành được hưởng lợi từ chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ nên các DN liên quan đến xây dựng và vật liệu xây dựng cũng được dự đoán có triển vọng phát triển khả quan trong năm nay. Tuy nhiên, do các DN hoạt động trong lĩnh vực này thường có tỷ lệ nợ ở mức cao nên lợi nhuận sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ biến động lãi suất ngân hàng. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực như xi măng, sắt thép có thể phải đối mặt với việc doanh số bán hàng giảm do áp lực cung đang vượt cầu. Theo số liệu được GS TSKH Võ Đại Lược - Viện Kinh tế Chính trị thế giới, ngành sản xuất xi măng của Trung Quốc dù năng lực sản xuất đã dư thừa ít nhất 300 triệu tấn (tương đương mức tiêu thụ hàng năm của Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản cộng lại) vẫn tăng 65,8% trong 9 tháng đầu năm 2009. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách Nhân dân tệ thấp để hỗ trợ xuất khẩu thì chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn đáng kể cho các DN cung ứng xi măng của VN. Đồng thời, dấu hiệu bong bóng đã xuất hiện trong lĩnh vực BĐS của Trung Quốc, nếu chính phủ này không có biện pháp giải quyết hiệu quả thì khi quả bong bóng này vỡ cũng sẽ gây tác động ít nhiều đến ngành BĐS và xây dựng của VN.

Cơ hội cho ngành dịch vụ

Bên cạnh đó, theo TS Hà Huy Tuấn, với việc phục hồi nền kinh tế hứa hẹn sẽ mang lại những cơ hội lớn cho những ngành thuộc khu vực dịch vụ như: du lịch, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ vận tải và dịch vụ tài chính. Đối với ngành ngân hàng, mặc dù tăng trưởng tín dụng năm 2010 được khống chế ở mức khoảng 25% nhưng tính trên mức tăng trưởng trên 35% của năm 2009 thì đây vẫn là con số tương đối lớn. Mặt khác, việc lãi suất cơ bản tăng lên 8% như vừa qua sẽ giảm áp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, đồng thời giải quyết được nguồn cung tiền cho các ngân hàng trong thời gian tới. Rủi ro lớn nhất mà lĩnh vực này phải đối mặt trong năm 2010 chính là nguy cơ nợ xấu có thể tăng lên do nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự phục hồi bền vững. Lãi suất ngân hàng trong xu hướng tăng tạo ra những cơ hội to lớn cho các DN thuộc ngành bảo hiểm. Do phần lớn các khoản đầu tư của các Cty bảo hiểm được thực hiện thông qua hình thức gửi ngân hàng hoặc đầu tư trái phiếu. Mặt khác, sự hồi phục kinh tế dự đoán sẽ giúp doanh thu từ phí của các DN này tăng lên khả quan trong năm 2010. Ngoài ra, những ngành dịch vụ khác như vận hành cảng biển và vận tải hàng rời cũng được TS Hà Huy Tuấn đáng giá khá tốt. Sự phục hồi kinh tế cộng với cầu luôn ở mức cao giúp lợi nhuận ngành này thường đạt mức cao so với các ngành khác. Trong khi  đó, ngành vận tải biển dù đã vượt qua khó khăn nhưng do nhu cầu chưa thực sự phục hồi cùng khả năng cạnh tranh kém của đội tàu có tuổi thọ cao sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận.

Dù năm 2010 vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngại về sự hồi phục vững chắc nhưng tiềm ẩn đằng sau đó là những cơ hội đầu tư hiếm có. Tuy nhiên, do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, các chính sách kinh tế của các quốc gia trên thế giới sẽ tác động rất lớn đến một nền kinh tế có độ mở lớn như VN nên việc triển vọng phát triển của các ngành vẫn rất khó dự đoán.

(Theo Thủy Nguyên // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Băn khoăn chuyện... hòm thư
  • Bộ NN-PTNT đề nghị các nhà máy giữ giá đường ở mức 14.000-15.000đ/kg
  • Sứ quán là cầu nối cho doanh nghiệp ở nước ngoài
  • Quý I sẽ khó khăn nhất
  • Bảy giải pháp phát triển công nghiệp thương mại năm 2010
  • Thời gian kiểm tra, thông quan hàng hóa : Sẽ giảm 1,5 lần
  • Thời gian nộp thuế tính bằng... giây
  • Cục Hải quan Hải Phòng: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi