Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có nên thành lập Ủy ban Tần số vô tuyến điện?

 
Tại phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào 6 dự án luật, trong đó có dự thảo luật tần số vô tuyến điện - Ảnh: TTXVN.

Chồng chéo chức năng, làm phình bộ máy là một trong những quan ngại của nhiều đại biểu Quốc hội khi xem xét các dự luật, trong đó có dự án luật tần số vô tuyến điện với quy định thành lập Ủy ban Tần số vô tuyến điện.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 24, ngày 28/9, Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khẳng định sự cần thiết phải có một điều riêng về cơ quan này trong dự thảo luật.

Mặc dù, trong quá trình góp ý sau kỳ họp thứ 5, một số vị đại biểu Quốc hội đề nghị không nên thành lập Ủy ban Tần số vô tuyến điện, mà giao chức năng này cho Bộ Thông tin và Truyền thông đảm trách.

Vì sao đã có cơ quan quản lý chuyên ngành về tần số vô tuyến điện mà vẫn đặt vấn đề thành lập Ủy ban Tần số vô tuyến điện, tổ chức bộ máy, hoạt động như thế nào, đoàn đại biểu Quốc hội Tp. HCM , Cần Thơ, Hà Nam, Quảng trị... đặt câu hỏi.

Nhiệm vụ của Ủy ban Tần số vô tuyến điện có chồng chéo với chức năng của các Bộ không, có làm phình bộ máy không là câu hỏi khác được một số ý kiến đề nghị làm rõ.

Đưa ra 5 lý do cụ thể, Thường trực Ủy ban Khoa học và công nghệ và môi trường cho rằng, việc thành lập Ủy ban Tần số vô tuyến điện là cần thiết. Bởi, tần số vô tuyến điện không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực dân sự mà một phần phổ tần số vô tuyến điện còn được sử dụng để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
 Do đó, khi xây dựng các quy hoạch tần số vô tuyến điện cũng như trong quá trình sử dụng, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan dân sự, an ninh và quốc phòng với nhau thông qua hoạt động của Uỷ ban Tần số vô tuyến điện.

Về chức năng, nhiệm vụ, Ủy ban tần số Vô tuyến điện được thành lập là để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xây dựng quy hoạch tần số liên quan đến quốc phòng an ninh và tổ chức phối hợp trong việc sử dụng tần số giữa các lĩnh vực này nhằm bảo đảm cho các hệ thống vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoạt động có hiệu quả, không gây can nhiễu lẫn nhau.

Theo Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, thành phần của Ủy ban Tần số vô tuyến điện gồm đại diện từ các bộ, ngành có liên quan, hoạt động kiêm nhiệm nên không làm tăng biên chế và không ảnh hưởng đến yêu cầu thực hiện cải cách hành chính.

Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật tần số vô tuyến điện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với những lý giải nêu trên của Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường.

Điều 8 dự án luật tần  số vô tuyến điện quy định về Uỷ ban Tần số vô tuyến điện như sau:

1. Uỷ ban Tần số vô tuyến điện thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tần số vô tuyến điện liên quan đến việc sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

b) Tổ chức phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin vô tuyến điện phục vụ mục đích kinh tế - xã hội và phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tần số vô tuyến điện.

(Theo Nguyễn Lê // VnEconomy)

  • Năm 2009 : Lạm phát của VN là 6,8%
  • Kinh doanh nhà giá rẻ được miễn thuế thu nhập
  • Bán nhà, đất công không được thấp hơn giá thị trường
  • Nhiều triển vọng trong việc tạo nguồn nguyên liệu sinh học
  • NHNN vẫn là cơ quan trực thuộc Chính phủ
  • Đã có quy định giá bán điện theo thị trường cho năm 2010
  • CPI tháng 9 tăng 0,62%
  • Đề nghị kéo dài thời gian vay có hỗ trợ lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi