Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có thêm ngành đào tạo giáo viên GDQPAN từ năm học 2010-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016". Đến giai đoạn 2016 sẽ có đủ số lượng giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh (GDQPAN) giảng dạy ở các trường nói trên.

Tiến tới sẽ có đủ số lượng giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh

Dự tính tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng gần 700 tỷ đồng, được tính trong ngân sách chi giáo dục-đào tạo và phân bổ hàng năm cho cơ sở được giao đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Sau năm 2016, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, sẽ tiếp tục đưa việc đào tạo giáo viên GDQPAN trình độ đại học thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, đáp ứng nhu cầu đào tạo bổ sung và bồi dưỡng giáo viên GDQPAN cho các trường trong cả nước.

Mở mã ngành đào tạo về GDQPAN

Thủ tướng cho phép xây dựng chương trình, mở mã ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành GDQPAN, đây là ngành đào tạo chính quy, tập trung thời gian 4 năm đối với những đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

Đào tạo văn bằng 2 với thời gian 2 năm tập trung dành cho đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác; thời gian 18 tháng tập trung với đối tượng tuyển sinh là giáo viên hiện đang giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo GDQPAN do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp.

Công tác triển khai tuyển sinh đào tạo được thực hiện từ năm 2010-2011. Văn bằng tốt nghiệp ngành đào tạo này được ghi là cử nhân GDQPAN.

8 cơ sở giáo dục được mở mã ngành đào tạo

Các cơ sở được mở mã ngành và tổ chức đào tạo giáo viên GDQPAN gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Vinh; Học viện Chính trị; Trường Sỹ quan Chính trị; Trường Sỹ quan Lục quân I; Trường Sỹ quan Lục quân II.

Việc tuyển sinh hàng năm và phương thức phối hợp tổ chức đào tạo giữa các cơ sở được giao nhiệm vụ thực hiện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về chính sách đối với sinh viên, trong khóa học, sinh viên có thể được học tập ở những cơ sở khác nhau gắn với chương trình phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường. Thời gian học tập tại cơ sở nào thì sinh viên được hưởng các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp tại cơ sở đó.

Thời gian đào tạo tại các trường sư phạm, sinh viên được hưởng các chính sách, đãi ngộ theo quy định hiện hành đối với sinh viên ngành sư phạm và thời gian đào tạo tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng, sinh viên được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành đối với sinh viên, học viên trong quân đội.

Sinh viên tốt nghiệp được xét phong quân hàm sỹ quan dự bị. Nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Chính phủ về sỹ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam, được ưu tiên tuyển dụng làm giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

(Theo Đức Trung // Tin Chính phủ // Quyết định số 472/QĐ-TTg)

  • Tiếp tục kìm giữ ổn định giá bán lẻ xăng, dầu
  • Ngành chăn nuôi vẫn phụ thuộc nguyên liệu ngoại nhập
  • Ấn phẩm "Xây dựng & Pháp luật"ra mắt bạn đọc
  • Thí điểm dùng chung BTS tại quận Hoàn Kiếm “Đầu” xuôi, “đuôi” lọt
  • Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền
  • Quỹ bình ổn bù lỗ tối đa 500 đồng mỗi lít xăng
  • Thí sinh cần biết: Một số vấn đề liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT
  • Chuẩn hóa các chương trình phát thanh, truyền hình trên Vinasat-1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi