Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công tác chống lãng phí vẫn còn thấp với yêu cầu

Tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước là những nội dung được thảo luận, phân tích trong Phiên họp toàn thể của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho ý kiến vào Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2009.

Theo Báo cáo, năm 2009, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt được những kết quả nhất định, qua đó ý thức tiết kiệm có phần được nâng lên, cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh.

Trong đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ giải ngân vốn đầu tư đã cải thiện đáng kể, việc bố trí vốn tập trung hơn cho các dự án sớm hoàn thành nên các biện pháp kích cầu đầu tư phát huy được tác dụng. Các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, góp phần ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn thấp so với yêu cầu. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục, trong đó đặc biệt là những tồn tại trong quy hoạch, kế hoạch.

Nguyên nhân không nhỏ là do công tác tổ chức các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn hạn chế và là khâu yếu nhất cần khắc phục kịp thời.

Thẩm tra việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ủy Tài chính-Ngân sách cho rằng bên cạnh những kết quả, vẫn còn những tồn tại và hạn chế như một số định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ xây dựng dự toán, quản lý chi tiêu, quyết toán liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế-xã hội đặc thù còn chưa được xây dựng; nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức còn lúng túng trong chỉ đạo tổ chức, thực hiện, các giải pháp còn chung chung, thiếu cụ thể.

Tình trạng phân bổ và giao dự toán vượt định mức, ngoài định mức, chi tiêu vượt dự toán, sử dụng sai nguồn kinh phí, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định vẫn còn; tình trạng sử dụng số vượt thu, tạm ứng, cho vay sai đối tượng, sai chế độ còn chậm được khắc phục.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức bố trí diện tích làm việc chưa thống nhất. Trong tiêu dùng của nhân dân, tình trạng chi tiêu lãng phí, tâm lý sính hàng ngoại, tổ chức lễ hội đình đám tốn kém vẫn có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương.

Góp ý vào báo cáo, một số đại biểu cho rằng cần đề cập rõ thêm trong tình hình, bối cảnh đặc biệt của năm 2009 phải giải bài toán tiết kiệm đồng thời với kích cầu đầu tư và tiêu dùng như thế nào cho hợp lý.

Nhiều đại biểu đề nghị phân tích đậm nét, sâu sắc hơn việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực “nóng” như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên; quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước.

Theo các đại biểu, nguyên nhân lớn gây lãng phí trong các lĩnh vực này là chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nên liên tục phải sửa đổi, điều chỉnh; phối hợp thiếu chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành chức năng, các cấp, ngành của địa phương trong quản lý tài nguyên, khoáng sản.

Lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra ở hầu hết các khâu, đặc biệt là trong quy hoạch, kế hoạch; còn tình trạng dàn trải trong phân bổ, giao vốn cho các dự án đầu tư, công tác quy hoạch dự báo còn hạn chế; tiến độ giải ngân chậm, có công trình chất lượng còn thấp; đầu tư thiếu đồng bộ.

Báo cáo cần đánh giá khách quan, chính xác tình hình một cách cụ thể, rõ ràng, tránh chung chung; nhấn mạnh yêu cầu tăng cường quản lý, phân cấp nhưng không buông lỏng, đồng thời xác định minh bạch hóa, định lượng hóa, công khai hóa là cách để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả nhất.

Một số đại biểu kiến nghị đề cập rõ nét hơn trong báo cáo vấn đề tiết kiệm thời gian; bệnh phô trương, hình thức trong tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm; tinh thần, thái độ, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức.

Các đại biểu cũng đồng tình với những biện pháp Chính phủ đề ra để thực hiện nhiệm vụ của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010 đồng thời bổ sung một số giải pháp thiết thực như tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo cơ chế thông thoáng; rà soát, sửa đổi các định mức kinh tế, kỹ thuật, chi tiêu để đảm bảo tiết kiệm nhưng phải hợp lý.

Bắt đầu từ 2010, việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải trên cơ sở chương trình cụ thể của Chính phủ, từng Bộ, nghành, địa phương…

Chiều 29/9, các đại biểu đã cho ý kiến vào Báo cáo giám sát chấp hành pháp luật về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức năm 2007 - 2008./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Giải pháp đẩy mạnh hoạt động công nghiệp và thương mại quí III/2009
  • Tổng thu ngân sách nhà nước bằng 70,4% dự toán năm
  • Kiến nghị không tiếp tục một số chính sách miễn, giảm thuế
  • Ðể Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành ổn định và an toàn
  • Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm Việt
  • Công nghiệp “bắt đà” tăng
  • Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
  • Tránh quản lý bằng mệnh lệnh hành chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi