Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 10 tăng cao nhất trong 15 năm qua

Hai tháng cuối năm, CPI chỉ được tăng 0,42% nếu muốn trụ được ở mức 8% cả năm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2010 đã tăng 1,05%, con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Đây là mức tăng rất cao so với tháng 10 nhiều năm trước đây, giai đoạn từ 1995-2009, CPI các tháng 10 ghi nhận mức tăng cao nhất vào năm 2007, nhưng cũng chỉ tăng 0,74%.

So với tháng 12/2009, CPI tháng 10 tăng 7,58%, chỉ để lại khoảng hẹp 0,42% cho hai tháng cuối năm phấn đấu chốt vào mức tăng 8% cả năm như Chính phủ đã dự kiến. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng này tăng 9,66%. Còn bình quân 10 tháng năm 2010, CPI đã tăng 8,75%.

Nhìn về xu hướng, mặc dù CPI tháng 10 đã giảm tốc so với con số 1,31% của tháng 9, nhưng nếu loại trừ các nguyên nhân đột biến do chính sách (như tăng học phí) khiến chỉ số giá tăng giật cục và đi ngang sau đó, giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vẫn đang tăng lên.

Mặt bằng giá mới trong tháng 10 được thiết lập từ các nhân tố ảnh hưởng vĩ mô cũng như mất cân bằng cục bộ. Ở nguyên nhân cầu kéo, thị trường đang bước dần vào giai đoạn cuối năm với nhu cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bắt đầu tăng lên.

Có thể thấy hiện tượng này ở gạo, việc tăng giá mặt hàng này ở phía Nam là do các doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào đáp ứng hợp đồng mới, trong khi người dân không mặn mà bán ra.

Hàng triệu người đổ về Hà Nội trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng làm cho nhu cầu về dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh, đẩy giá nhóm này lên cao chóng mặt. Trong khi việc cấm đường cũng gây cản trở nhất định tới vận chuyển nhu yếu phẩm cho nội đô, khiến giá lương thực, thực phẩm cũng được “đà” tăng cao.

Ngoài ra, giai đoạn chuyển mùa tại miền Bắc cũng đẩy giá nhiều mặt hàng lên cao như rau xanh, hoa quả, các sản phẩm may mặc, giày dép…

Ở nguyên nhân chi phí đẩy, là sự ghi nhận việc đan xen các nhân tố thuận lợi và bất lợi cho giá cả thị trường. Lãi suất bắt đầu được một số ngân hàng điều chỉnh giảm là tín hiệu tích cực, tuy nhiên chưa thể tác động ngay đến giá hàng hóa sản xuất tháng 10. Trong khi đó, tỷ giá thay đổi từ vài tháng nay lại tạo sức ép lớn đến nhóm các sản phẩm có nguồn gốc nhập khẩu.

Với một số lĩnh vực mang tính thời vụ như sửa chữa nhà ở chẳng hạn, việc thị trường xây dựng vào mùa cao điểm khiến nhu cầu nhân lực ngành này tăng cao, dẫn đến khả năng đàm phán giá có lợi hơn đối với các chủ thầu xây dựng.

Phía các nhân tố bên ngoài, giá hàng hóa thế giới cũng tăng lên trong tháng 10, ví dụ như đường, gas… cộng thêm với việc VND mất giá so với USD khiến giá nhiều loại hàng hóa trong nước liên quan đến nhập khẩu buộc điều chỉnh giá bán. Nguyên nhân này không chỉ tác động đến giá cả hàng hóa, nguyên liệu mới nhập khẩu mà ảnh hưởng cả giá bán ra của hàng hóa tồn kho từ giai đoạn trước.

Về tác động của chính sách, tăng học phí tại một số tỉnh trong tháng 10 tiếp tục là nguyên nhân đẩy chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao.

Ngoài ra, lũ lụt tại miền Trung vừa làm tăng giá lương thực tại các tỉnh này, vừa cắt đường vận chuyển ra Bắc khiến một số tỉnh cũng xuất hiện tình trạng tăng giá mạnh mặt hàng lương thực…

Thể hiện trên các con số, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 10 đã tăng 1,32% so với tháng 9, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,79% của tháng trước. Đóng góp vào mức tăng của tháng này, CPI lương thực tăng 1,89%; thực phẩm tăng 1,22% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,03%.

Nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất tiếp tục là giáo dục, CPI tháng 10 nhóm này tăng 3,9% so với tháng 9. Các nhóm có chỉ số giá tăng mạnh tiếp theo là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,04%; đồ uống, thuốc lá tăng 0,9%.

Chỉ có CPI bưu chính viễn thông giảm 0,07%, các nhóm còn lại tăng không nhiều, từ 0,7% đến 0,16%.

Chỉ số giá vàng tháng 10 tăng mạnh tới 7,87% so với tháng 9; chỉ số giá USD tăng 0,6%.

(Theo Vneconomy)

  • Tình hình sản xuất của ngành công nghiệp nặng tháng 10, 10 tháng năm 2010
  • Lạm phát khó dừng ở mức 8%
  • Doanh thu phần mềm Việt Nam tăng 40 lần trong 10 năm
  • Thêm nguồn điện cho mùa khô năm 2011
  • Tìm biện pháp cân đối cung cầu và bình ổn thị trường
  • Sản xuất công nghiệp: tăng liên tiếp qua khủng hoảng
  • Bộ Tài chính sẽ lập đoàn công tác kiểm tra việc quản lý giá
  • 9 lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi