Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất tăng chi phí lưu thông xăng dầu: Cần có cơ sở để xin, cho phép tăng

Theo đề xuất của các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối được tăng chi phí kinh doanh định mức tức chi phí lưu thông (gồm chi phí bán buôn và chi phí bán lẻ), Bộ Tài chính cho biết đang xem xét cho phép DN nâng phí theo đề xuất này.

Cụ thể, chi phí bán lẻ bình quân các địa bàn vùng 1 đối với xăng, dầu điêden, dầu hỏa sẽ tăng từ tối đa 600 đồng/lít lên tối đa 860 đồng/lít (tăng tới 43%) và chi phí bán buôn bình quân tăng từ tối đa 400 đồng lít lên tối đa 500 đồng/lít (tăng 25%).

Các DN cho rằng, khi giá xăng tăng trong suốt cả năm 2010 và đặc biệt là đợt điều chỉnh giá xăng, dầu hồi đầu năm nay khiến chi phí vận chuyển của họ từ cảng đến kho bãi và hệ thống bán buôn, bán lẻ cũng bị đội lên.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc chi phí kinh doanh tăng thì giá phải tăng theo là điều hoàn toàn hợp lý, bởi xét trong bối cảnh các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối hiện phải gánh các chi phí đầu vào bắt buộc tăng lên như chi phí về nhân công, chi phí vận chuyển hàng hóa để bán cho người tiêu dùng... “Đòi hỏi tăng giá là tất yếu, không cấm được” - TS Ngô Trí Long nói.

Nhưng vấn đề cần quan tâm ở đây là chi phí hợp lý và mức tăng cũng phải hợp lý. Theo TS Ngô Trí Long, “ngay cả mức chi phí đang áp dụng hiện nay cũng phải xem thực tế nó như thế nào, có hợp lý không”. Điều này nhằm tránh tình trạng khi DN đòi tăng chi phí mà cơ quan quản lý bác bỏ yêu cầu của các DN cũng không được, mà đáp ứng ngay những yêu cầu này cũng không được, vì có thể sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền.

Muốn thế, TS Ngô Trí Long cho rằng, vấn đề cần làm là phải có sự tham gia của cơ quan kiểm toán để xác định, bóc tách các chi phí đầu vào của các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối. Trong đó, kiểm toán sẽ xác định với định mức chi phí bình quân hiện nay DN nào chưa phải tăng, DN nào cần tăng và mức tăng là bao nhiêu, bởi cũng không thể khẳng định là chi phí kinh doanh của tất cả các DN đầu mối đều như nhau.

Xăng, dầu là mặt hàng chiến lược, chi phí tăng sẽ dẫn tới giá bán tăng sẽ gây ra một loạt hệ lụy khác. Và điều đáng lưu ý là thế nào để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn chi phí tăng đẩy giá tăng, giá tăng lại đẩy chi phí tăng... Điều này cần đòi hỏi năng lực của cơ quan quản lý.

Trong chương trình năm nay của Kiểm toán Nhà nước cũng đã bao gồm cả việc kiểm toán 11 DN xăng dầu đầu mối cũng như việc sử dụng quỹ bình ổn, trong đó tập trung vào Petrolimex - đơn vị chiếm tới hơn 60% thị phần trong nước. Việc kiểm toán này sẽ làm rõ chi phí đầu vào, cơ cấu giá thành, thuế nhập khẩu, chi phí, tỉ giá, giá bán, lợi nhuận... của các DN này. Tuy nhiên, theo kế hoạch thì phải tới tháng 7 năm nay việc kiểm toán các DN xăng dầu mới bắt đầu được tiến hành.

Trong bối cảnh giá cả tăng cao, hầu hết các DN đều tìm cách tiết giảm tối đa chi phí, tái cơ cấu DN, nâng cao vai trò quản trị... để tồn tại. Do đó, việc cho phép mặt hàng chiến lược như xăng, dầu tăng thêm chi phí cần có cơ sở thực tế để tính đúng, tính đủ chi phí cho DN hoạt động mà vẫn tạo được môi trường để các DN cạnh tranh, tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm giá thành, đồng thời cũng không tạo ra phản ứng dây chuyền thái quá.   

(Báo Lao Động)

  • Đề xuất phí lưu thông xăng dầu tăng thêm 43%
  • Bảo đảm nguồn xăng, dầu cho sản xuất, tiêu dùng
  • 1/6: Điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường
  • Không đưa 8.000 tỷ đồng lỗ của EVN vào giá điện
  • “Làm giá” doanh nghiệp xây dựng!
  • Nhiều bộ, ngành chậm cắt giảm đầu tư công
  • Từ 1.6: Đảm bảo giá điện sẽ minh bạch
  • Tính thuế thu nhập cá nhân bắt đầu từ 5 triệu đồng: Vẫn là gánh nặng cho người đi làm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi