Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất thiết lập một số đường bay quốc tế mới

Tháng 6/2009, Cục Hàng không Việt Nam thiết lập bốn đường bay mới, điều chỉnh sáu đường bay nội địa, bước đầu đã cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực.

Để tiếp tục có bước đột phá, hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục đề xuất xây dựng các đường bay mới nối liền Việt Nam - Lào - Cambodia. Nếu đàm phán thành công, đây thực sự là bước ngoặt đối với ngành hàng không Việt Nam.

 Theo phương án đề xuất, Cục Hàng không Việt Nam sẽ thiết lập các đường bay quốc tế mới: Trạm điều khiển bay Nam Định - Vilao - Pakse (Lào); Nội Bài/Nà Sản/Mộc Châu; Tân Sơn Nhất - Enrep; Cần Thơ - Phnom Penh. Nếu các đường bay này thành hiện thực sẽ tiết kiệm được rất nhiều về nhiên liệu, chi phí cho các hãng hàng không, nhất là Vietnam Airlines. Đồng thời thu hút các chuyến bay quá cảnh vào vùng trời Việt Nam, tăng nguồn thu cho đất nước.

Đường bay mới, hiệu quả cao

 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nhiều tuyến bay quốc tế trong khu vực không đem lại hiệu quả, lưu lượng hoạt động bay thấp. Nhiều chuyến bay phải bay vòng theo cơ cấu mạng đường hàng không hiện hành, nhất là chuyến bay Bắc-Nam và chuyến bay đi vùng Đông Bắc Á phải bay vòng qua các điểm Đà Nẵng, An Lộc, Tân Sơn Nhất...

 

Nếu có đường bay mới từ Trạm điều khiển bay Nam Định - Vilao - Pakse (Lào) thì sẽ rút ngắn đáng kể thời gian bay cho các tuyến bay từ Hà Nội - Đà Nẵng đến Xiêm Riệp - Phnom Penh; hoặc Nội Bài/Nà Sản/Mộc Châu - ASSA giúp cho các chuyến bay Hà Nội đi Pháp, Đức, Nga và ngược lại tiết kiệm 3 phút bay khi không phải bay từ Mộc Châu vòng về Luông Pha Băng.

Đường hàng không Tân Sơn Nhất - Enrep cũng sẽ tiết kiệm 3 phút bay cho các chuyến bay quốc tế từ Malaysia và Singapore đến sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cần Thơ; đường hàng không Cần Thơ - Phnom Penh rút ngắn ba phút cho các chuyến bay quốc tế từ Cambodia, Thái Lan, Lào đến Cần Thơ.

 

Nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho hãng hàng không, tổ công tác của Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất thiết lập một số đường bay quốc tế mới. Trong đó,  đáng chú ý như đường bay Cam Ranh - Mesox tiết kiệm 4-5 phút bay cho các chuyến bay quốc tế từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Đông Bắc Á.

 

Đường bay Phù Cát/Chu Lai - Bunta tiết kiệm 8-10 phút bay cho các chuyến bay Tp.HCM - Hong Kong hay các nước Đông Bắc Á. Đường bay Nội Bài/Cát Bi - Sikou (Trung Quốc) tiết kiệm 11-15 phút cho các chuyến bay từ sân bay Nội Bài, Cát Bi đến Hong Kong, Quảng Châu, Ma Cau và vùng Đông Bắc Á.

 

Ngoài ra, tổ công tác còn đàm phán, thiết lập một số đường hàng không quốc tế như đường bay thẳng Viên Chăn - Xiêm Riệp - Tân Sơn Nhất. Đường bay thẳng giữa Pakse/Vibun - Popet với mục đích dự bị cho các chuyến bay Bắc - Nam của các hãng hàng không Việt Nam trong trường hợp có bão ở khu vực miền Trung...

 

Như vậy, sẽ có rất nhiều thay đổi trong việc điều chỉnh các chuyến bay, xây dựng các cụm cảng hàng không mới. Đồng thời, mở rộng liên kết các chuyến bay quốc tế được thuận tiện, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do các tuyến bay được thực hiện qua nhiều vùng lãnh thổ, vì thế, theo Cục Hàng không Việt Nam, đề xuất này sẽ được đàm phán thực hiện giữa các quốc gia trong thời gian tới.

Nhiều hy vọng

 

Ngày 28/8, ông Bùi Văn Võ, Trưởng Ban quản lý hoạt động bay - Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục đàm phán với Lào, Cambodia và Trung Quốc. Đến thời điểm này, phía Việt Nam chỉ mới đàm phán được lượt đi chứ chưa đàm phán lượt về.

Từ ngày 7-15/9/2009, các kiến nghị thiết lập đường bay quốc tế của Việt Nam sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị không vận châu Á - Thái Bình Dương để xem xét và lấy ý kiến. Thời điểm này, về sơ bộ đạt được một số thỏa thuận với các nước đối với từng đường bay cụ thể, tương lai thành công của một số đường bay là rất cao.

 

Ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng: việc thiết lập đường bay quốc tế mới còn gặp một số khó khăn với nhiệm vụ là: phải đem lại lợi về kinh tế, nhưng cũng phải phù hợp với lợi ích chung của các nước liên quan, là Lào, Cambodia và Trung Quốc. Quy trình thiết lập một đường bay quốc tế tương đối khó và phải trải qua nhiều giai đoạn.

Đầu tiên phải thống nhất được giữa các cơ quan bảo vệ vùng trời và cơ quan khai thác hàng không dân dụng trong nước. Sau đó mới đàm phán với các quốc gia liên quan, trình lên Thủ tướng phê duyệt rồi mới thông báo cho Tổ chức Dân dụng hàng không quốc tế (ICAO).

Tuy nhiên, theo ông Thanh nếu các đường bay mới thành công lợi ích kinh tế rất lớn. Thứ nhất, hãng hàng không trong và ngoài nước sẽ có thêm đường bay mới thuận lợi và tiết kiệm hơn. Đồng thời, các quốc gia có đường bay mới sẽ có điều kiện áp dụng phương thức điều hành bay theo quy chuẩn thế giới.

 

Ngoài ra, theo cách tính của Vietnam Airlines, giảm mỗi phút bay tiết kiệm được 400 USD thì các đường bay mới sẽ làm lợi cho các hãng hàng không trong và ngoài nước rất nhiều. Điều quan trọng là các đường bay mới này sẽ thu hút các chuyến bay quá cảnh vào vùng trời Việt Nam, tăng nguồn thu cho đất nước và tạo điều kiện cho điều hành bay.

 

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã thiết lập bốn đường bay nội địa mới trên cơ sở điều chỉnh rút ngắn lại các đường bay cũ. Theo tính toán của Vietnam Airlines, việc rút ngắn bốn đường bay nội địa giúp hãng tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

 

(Theo VnEconomy/vietnamshipper)

  • Cần quy định thuế suất với từng loại tài nguyên
  • Quy định điều kiện về an ninh với một số ngành
  • Khan xe vẫn xin ưu đãi
  • Kim ngạch xuất khẩu dầu thô dự kiến giảm 40%
  • Đề nghị xây dựng định mức sử dụng đất
  • Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn
  • Xuất khẩu thủy sản “bơi” trong khó khăn
  • Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu liên quan đến ODA Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi