Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dời trường ĐH ra ngoại thành: Mỗi sinh viên được đầu tư 75m2 đất

Nếu dời các trường Đại học ra ngoại thành Hà Nội thì tổng diện tích dự kiến đầu tư cho một sinh viên dao động từ 45-75m2

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, nếu dời các trường Đại học ra ngoại thành Hà Nội thì tổng diện tích dự kiến đầu tư cho một sinh viên dao động từ 45-75m2 đất. 

Trong đó, dự kiến chỉ tiêu quỹ đất trong khu ĐH cho mỗi sinh viên như sau: đất học tập từ 20-30m2; đất ký túc xá từ 10-15m2; đất thể dục thể thao tối thiểu 10m2; đất công cộng từ 5-10m2.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ “chấm điểm” để chọn trường di dời. Thang điểm sẽ dựa trên ba tiêu chí chính là: Đất đai, ngành nghề đào tạo, lịch sử phát triển. Từng tiêu chí được lượng hóa bằng cách cho điểm từ thấp đến cao theo thang điểm 100.

Trường thuộc diện không phải di dời (nếu không muốn di dời) khi tổng số điểm đạt từ 0-15 điểm. Trường thuộc diện di dời một phần khi tổng số điểm đạt từ 16 đến 30 điểm và trường thuộc diện di dời toàn bộ khi tổng số điểm từ 31 đến 40.

Cho điểm theo nguyên tắc là các điều kiện tốt, đầy đủ, ổn định sẽ nhận ít điểm, các điều kiện nào còn thiếu hoặc chưa tốt, chưa đầy đủ, còn phải phát triển thêm sẽ phải nhận điểm cao hơn... Như vậy, trường nào có tổng điểm càng cao thì sẽ có nhiều khả năng phải di dời, những trường điểm thấp nhất sẽ ở lại.

Được biết, Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội dự kiến sẽ có 8 khu ĐH tập trung.

Địa điểm, quỹ đất và quy mô đào tạo mỗi khu như sau: Gia Lâm 600-650ha với 60.000 sinh viên; Đông Anh 100-200 ha với 30.000 sinh viên; Sóc Sơn 600-650ha với 100.000 sinh viên; Sơn Tây 300-350ha với 50.000 sinh viên; Hòa Lạc 1.200 - 1.500ha với 150.000 sinh viên; Xuân Mai 600-650ha với 100.000 sinh viên; Phú Xuyên 120-150ha với 20.000 sinh viên; Chúc Sơn 150-200ha với 30.000 sinh viên.

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã có yêu cầu về việc di dời nhiều trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành.

Theo đó, 12 cơ sở giáo dục phải di dời là ĐH Công đoàn, ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y tế công cộng, Viện ĐH Mở, CĐ Công nghệ cao Hà Nội, CĐ Y tế Hà Nội.

11 cơ sở giáo dục phải cải tạo là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi, Học viện Âm nhạc quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, CĐ Nghệ thuật Hà Nội.

Bên cạnh đó, có 34 trường ĐH, CĐ trong nội thành Hà Nội đề nghị cấp bổ sung đất như: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, mỗi trường 300 ha; Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông 125 ha; hai trường ĐH Ngoại thương và ĐH Thủy lợi, mỗi trường 100 ha; ĐH Điện lực 88,8 ha, CĐ Giao thông vận tải  62,84 ha.

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi