Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hẹp mặt hàng Nhà nước quy định giá

Ngành Giá sẽ thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là thu hẹp danh mục mặt hàng Nhà nước trực tiếp quy định giá, xoá bỏ tình trạng bù chéo trong một số loại giá hiện nay.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Cục trưởng Cục Quản lý Giá Nguyễn Tiến Thoả nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 6/4 - Ngày truyền thống của ngành Giá 

Ngành Giá (Bộ Tài chính) hôm nay (6/4) kỷ niệm 45 năm thành lập ngành (6/4/1965 - 6/4/2010).

Đề cập nhiệm vụ cho thời gian tới, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, ngành tiếp tục điều hành giá linh hoạt, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đồng thời sẽ áp dụng đồng bộ các chính sách và biện pháp về giá nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường giá cả để có những phản ứng chính sách thích hợp; đồng thời tăng cường các biện pháp thanh, kiểm tra để chống các hành vi đầu cơ, trục lợi… ảnh hưởng xấu tới lợi ích của người tiêu dùng…

Đặc biệt sẽ thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là thu hẹp danh mục mặt hàng Nhà nước trực tiếp quy định giá, xoá bỏ tình trạng bù chéo trong một số loại giá hiện nay.

Cụ thể, Nhà nước sẽ chỉ quyết định giá đối với một số ít hàng hoá, dịch vụ độc quyền của Nhà nước; tôn trọng quyền tự định giá, thoả thuận giá, cạnh tranh về giá của các cá nhân sản xuất và doanh nghiệp; sử dụng các biện pháp nhằm bình ổn giá để đảm bảo lợi ích 3 bên (người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước); tiếp tục thực hiện cơ chế xoá bỏ bao cấp qua giá đối với một số ít hàng hoá, dịch vụ còn bao cấp; giảm dần và tiến đến xoá bỏ tình trạng bù chéo trong một số loại giá hiện nay…

Bên cạnh những đóng góp cho nền kinh tế như đã thực hiện tốt chức năng là đòn bẩy kinh tế, tạo được sự đồng bộ ở các thị trường hàng hóa - tài chính - tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như kiềm chế và đẩy lùi lạm phát... ngành Giá đã thẳng thắn nhìn nhận, chính sách về bình ổn giá còn thiếu, chưa đồng bộ; tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh về giá chưa được kiểm soát thích đáng; có loại giá hàng hoá, dịch vụ chưa được tính đúng theo mặt bằng giá thị trường...

Nhân dịp này, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Cục trưởng Cục Quản lý Giá Nguyễn Tiến Thoả đón nhận Quyết định của Thủ tướng công nhận ngày 6/4 là Ngày truyền thống của ngành Giá.

7 công việc trọng tâm Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giao cho ngành Giá:

- Quản lý, điều hành cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý giá, trong đó tập trung xây dựng Luật Quản lý giá.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, phân tích và dự báo về tình hình giá cả thế giới và trong nước để tham mưu, đề xuất những giải pháp bình ổn giá phù hợp, có tính khả thi và hiệu quả cao.

- Áp dụng đồng bộ các chính sách, biện pháp về giá, kết hợp với tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về giá.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách giá.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ về ngành Giá.

- Trong năm 2010, phải kiên quyết và nhạy bén tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ để điều hành giá cả  phấn đấu đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội giao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững.

(Theo  Giang Oanh // Tin Chính phủ)

  • Vi phạm giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM sẽ bị phạt nặng nhất
  • Tiếp cận nguồn vốn ODA: Phải có khả năng "tiêu tiền" hiệu quả
  • Ưu tiên điện cho sản xuất, xuất khẩu
  • Việt Nam xếp thứ 16 về chỉ số cơ hội thị trường mới nổi
  • Tháng 5 và 6-2010: Miền Bắc có thể thiếu điện nghiêm trọng
  • Đẩy mạnh liên kết vùng
  • Tìm giải pháp cho giai đoạn hậu khủng hoảng
  • Dùng khí tự nhiên tiết kiệm 50% phí nhiên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi