Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 : Xác định rõ định hướng ưu tiên

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút hoàn thành Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 để trình Chính phủ. Một trong nhữhg vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế đó chính là các định hướng ưu tiên phát triển của nền kinh tế trong 5 năm tới.

Dựa trên các định hướng chiến lược nói trên, cũng như các đánh giá, dự báo về tình hình trong nước và thế giới, Dự thảo Kế hoạch đã phác thảo các nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp cho 5 năm tới. Đó là phát triển nền kinh tế với tốc độ phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở cấu trúc lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7-8%/năm. 

Quy mô GDP theo giá hiện hành đạt khoảng 200 tỷ USD vào năm 2015, qua đó đạt GDP bình quân đầu người khoảng 2.100 USD. Dự kiến, cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015 là công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 40-41%; dịch vụ 40-42%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm18-19%.

Các định hướng ưu tiên cũng đã được xác lập, với mục tiêu hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể, với phát triển ngành công nghiệp và xây dựng, sẽ hướng tới phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng...Trong khi đó, với ngành dịch vụ, định hướng ưu tiên là phát triển mạnh và nâng cao chất lượng một số ngành có lợi thế như viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ kinh doanh... 

Đối với ngành nông nghiệp, sẽ được cơ cấu lại, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, đồng thời phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu. Gạo, các loại cây công nghiệp, rau, thủy sản... tiếp tục là những định hướng ưu tiên trong ngành này. Tương tự như vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng có công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô...

Các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trên cơ sở các định hướng ưu tiên đã được phác thảo, cần tiếp tục nghiên cứu sâu, đánh giá đúng thực lực, tiềm năng trong nước, cũng như bối cảnh nền kinh tế thế giới được dự báo là sẽ có nhiều thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để xác định đúng các lĩnh vực, định hướng ưu tiên. 

Dự thảo kế hoạch cũng đã nhấn mạnh yêu cầu cấu trúc lại nền kinh tế. Vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ là cấu trúc lại như thế nào, đâu là yếu tố mang tính quyết định, thời gian cần thiết để cấu trúc lại nền kinh tế, cũng như vai trò của các chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp và mỗi cá nhân) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này. 

Dự thảo kế hoạch sẽ được Chính phủ trình Quốc hội thông qua vào năm 2011. Thời gian còn khá dài. Hy vọng rằng, với sự đóng góp trí tuệ của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, của các ngành, các cấp và của toàn dân, kế hoạch sẽ được hoàn chỉnh với chất lượng cao, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong 5 năm tới.

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư )

  • Hạn chế xà xẻo vốn công
  • Hoạt động kiểm toán: Báo cáo để có báo cáo thôi!
  • Đầu tư 100% cho thông tin khí tượng thủy văn
  • CPI tháng 7 tăng 0,52%
  • Công khai báo cáo kiểm toán năm 2008
  • Kinh tế các ngành 6 tháng cuối năm: Triển vọng và Thách thức
  • Hạ thủy tàu chở ô tô đầu tiên sản xuất tại Việt Nam
  • Ngành đường sắt phấn đấu giải ngân 49 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi