Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 1 tăng vọt

Giá dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 1 tăng vọt
Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013 đã tăng 1,25% so với tháng trước và tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước.

Gấp 4 lần mức tăng của tháng 12/2012, CPI tháng 1/2013 đã ghi dấu ấn khi tạo thêm niềm tin cho một số người vốn vẫn hoài nghi từ năm trước với quy luật “2 tăng 1 giảm” của CPI tại Việt Nam. Xét về mặt con số, CPI tháng 1/2013 tương đương với tháng 1/2010 (+1,36%) năm mà CPI đã quay đầu tăng mạnh trở lại hai con số (+11,75%) sau mức tăng 6,52% của năm 2009.

Nỗi ám ảnh về lạm phát không phải là không có cơ sở khi mà trong năm 2012 lạm phát cơ bản cao hơn lạm phát chung. Độ trễ chính sách tiền tệ ở Việt Nam là khoảng 6 tháng, do đó những tác động từ phía tiền tệ sẽ phát huy tác dụng trong quý 2 năm nay.

Ngoài ra, theo công bố của Tổng cục Thống kê, tất cả các chỉ số giá sản xuất đều cao hơn CPI nên những nguy cơ tăng giá do chi phí là hiện hữu. “Lạm phát suy cho cùng là vấn đề tiền tệ” lại cần được nhớ trong bối cảnh năm nay.

Bên cạnh chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm không kém khi năm 2012, nếu loại trừ sự tăng giá do quản lý thì lạm phát cả năm chỉ ở mức khoảng 3%. Con số đáng ngạc nhiên đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Việc cẩn trọng này không phải là thừa khi ngay trong tháng 1, giá dịch vụ y tế tiếp tục “gây bão” với mức tới 7,4% so với tháng trước. Những tỉnh chưa tăng giá các dịch vụ y tế trong năm 2012 đã bắt đầu lên tiếng và lập tức gây “sốc” cho lạm phát. Mức tăng này của dịch vụ y tế đã chiếm khoảng 0,5% trong tổng số chung của CPI tháng 1/2013.

Sau mức tăng giá 2,5% trong tổng chung cả năm do dịch vụ y tế năm 2012, cú “bồi” tiếp 0,4% vào tháng 1 này không những tiếp tục làm suy giảm ngân sách hộ gia đình mà còn khiến các chính sách vĩ mô liên quan cần được điều chỉnh định hướng cho phù hợp.
 
Trở lại những diễn biến cung cầu trên thị trường, đến hẹn lại lên, giá cả hàng hóa tháng giáp Tết Nguyên đán tiếp tục tăng mạnh theo quy luật vốn có của nó. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 1,34% so tháng trước trong đó lương thực tăng 0,15%, thực phẩm tăng 1,96% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,6%.

Tăng giá theo quy luật và thời tiết không thuận lợi là những giải thích hợp lý cho sự tăng giá mạnh mẽ này. Ngoài ra, cũng không loại trừ các yếu tố “té nước theo mưa” đẩy giá lên cao của một số nhà cung cấp hàng thực phẩm trong thời gian qua.

Thời tiết rét đậm kéo dài ở miền Bắc cũng là nguyên nhân giải thích cho mức tăng 1,3% của nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép trong tháng.

Ngoài những sự tăng giá do điều hành, thời tiết như trên, các nhóm hàng còn lại tăng nhẹ, kể cả các nhóm thường vẫn tăng mạnh vào cuối năm như nhà ở và vật liệu xây dựng hay nhóm văn hóa thể thao giải trí.

Xét trên góc độ cung cầu, sự tăng giá này phản ánh nhu cầu vui chơi, sửa sang nhà cửa đón năm mới của người dân đã suy giảm.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ cùng giảm tương ứng ở các mức -1,73% và - 0,08%.

(Theo Vneconomy)

  • Sửa thuế TNDN: DN muốn giảm dưới 23%
  • Tài chính DNNN vẫn thiếu lành mạnh
  • Bộ Tài chính không cho tăng giá xăng dầu
  • Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
  • Đã có dự thảo khung pháp lý mới cho tập đoàn nhà nước
  • Bức tranh doanh nghiệp dưới góc độ thống kê
  • Đơn vị hành chính, sự nghiệp tiếp tục phình to
  • Năm nhiệm vụ chính của Ban Kinh tế trung ương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi