Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị sản xuất công nghiệp quý 1/2011 tăng 14,1%

 3 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 198,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo "Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp quý 1/2011" của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3/2011 theo giá so sánh 1994 ước đạt 68,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 198,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Đáng chú ý là sản xuất công nghiệp tất cả các khu vực doanh nghiệp đều tăng trưởng về giá trị. Cụ thể, khu vực kinh tế nhà nước đạt 40 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5%, trong đó Trung ương quản lý đạt 32,2 nghìn tỷ đồng, địa phương quản lý đạt 7,8 nghìn tỷ đồng  Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 74,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3%.

Trong số các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng giá trị sản xuất lớn so với cùng kỳ, bình đun nước nóng tăng tới 81,9%; khí hoá lỏng (38,8%), sữa bột (19,5%), xe chở khách (19,2%), đường kính (18,2%), giầy thể thao (17,5%);...

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, điện sản xuất quí 1 năm nay ước tính đạt 22,7 tỷ kWh, tăng khoảng 9,3% so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi đó, quí 1 các năm trước mức tăng trưởng về điện thường đạt khoảng 14%.

Về tình hình tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp những tháng đầu năm 2011, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình đang trong chiều hướng thuận lợi với mức tiêu thụ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Mặc dù chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng trên 15%, nhưng chỉ số tiêu thụ của ngành này 2 tháng đầu năm 2011 tăng tới 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, chỉ số tiêu thụ kim loại đúc sẵn tăng 59,5%; đồ uống không cồn (52,1%); gạch, ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa (36,1%); sắt, thép (30,2%);...

Tiêu thụ tốt dẫn đến chỉ số tồn kho giảm. Theo Tổng cục Thống kê, đây cũng là tín hiệu đáng mừng đối với sản xuất công nghiệp vào thời điểm hiện nay.
 
Theo Tổng cục Thống kê, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình hình tiêu thụ tăng và tồn kho giảm đối với ngành công nghiệp những tháng đầu năm 2011 là do chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh, dẫn đến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước.

Bình Minh - NDHMoney

 

  • Bộ Tài chính ký hiệp định vay vốn Cô Oét
  • Đẩy mạnh ứ́ng dụng công nghệ thông tin cho DNN&V
  • EVN tiếp nhận đăng ký mua điện theo diện hộ nghèo
  • CPI cả nước tháng 3 tăng 2,17%
  • Hai đầu tàu kinh tế rớt hạng
  • Việt Nam nỗ lực loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng
  • Chưa điều chỉnh đối tượng vay vốn HSSV
  • Không lui thời hạn doanh nghiệp tự in hóa đơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi