Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa điều chỉnh đối tượng vay vốn HSSV

Theo văn bản thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về kết quả sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Phó Thủ tướng chỉ đạo trong giai đoạn hiện nay chưa điều chỉnh đối tượng cho vay vốn.

Chưa điều chỉnh đối tượng vay vốn HSSV

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan có đánh giá, thống kê số đối tượng gia đình có từ 2 con đi học trở lên nhưng không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo để cân nhắc, xem xét kiến nghị giải pháp phù hợp, nhằm giảm bớt khó khăn cho các hộ này. Cơ quan chức năng cũng cần dự kiến nguồn vốn cần thiết nếu bổ sung cho đối tượng này vay.

Xây cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước

Đối với đối tượng HSSV thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, Phó Thủ tướng yêu cầu trước ngày 30/5/2011, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết về tiêu chí và thời gian cho vay theo nguyên tắc một năm xem xét lại một lần về hoàn cảnh, thời gian cho vay đối với từng đối tượng.

Trong năm 2011, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm thực hiện Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước được phân loại theo địa phương, theo giới... để làm cơ sở cho việc bình xét đúng đối tượng vay vốn và các mục tiêu khác.

Tuyên truyền để HS tốt nghiệp trung học đều biết về chương trình

Trong vòng 3 năm triển khai, Chương trình tín dụng đối với HSSV đã có trên 2 triệu HSSV của gần 1,8 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để các đối tượng học nghề có đầy đủ thông tin về chương trình, tránh để các em vì thiếu thông tin mà không vay được vốn từ Chương trình.

Đồng thời, trong tháng 3/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp với các địa phương để yêu cầu các Sở giáo dục chỉ đạo các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có 1 buổi sinh hoạt chuyên đề để tuyên truyền về chương trình này cho các em HS lớp 9 và lớp 12.

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, phải đảm bảo từ năm 2011, HS sau khi tốt nghiệp THCS, THPT đều biết về Chương trình cho vay vốn học tập; ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần bố trí bộ phận theo dõi thực hiện Chương trình này.

(Theo Quốc Hà // Tin Chính phủ)

  • Việt Nam nỗ lực loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng
  • Không lui thời hạn doanh nghiệp tự in hóa đơn
  • Cây xăng biên giới có thể chỉ mở ban ngày
  • Thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh từ tháng 7-2011
  • Chưa mặn mà việc giao dịch hàng hóa qua sàn
  • Cảnh báo tảo độc ở các vùng nuôi ngao Nam Định
  • Nâng cao năng lực truyền tải điện khu vực phía bắc
  • Giá điện mua từ Trung Quốc ngày càng đắt đỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi