Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ứng dụng mô hình PPP vào lĩnh vực công nghệ thông tin

Mô hình hợp tác công - tư (PPP) được coi là một kênh năng động huy động các nguồn lực trong xã hội để tăng tốc phát triển công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT).

Lễ ký kết chương trình đào tạo CNTT-TT cho lãnh đạo - Ảnh Chinhphu.vn

Hiện nay, hợp tác công-tư được coi là kênh thu hút, khai thác hiệu quả các nguồn lực trong xã hội, mở rộng ứng dụng mô hình này sẽ giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia nhờ huy động được nguồn lực trong dân từ các tổ chức, cá nhân.

Theo đó, tư nhân sẽ có cơ hội cùng với nhà nước tham gia đầu tư vào dịch vụ công hoặc công trình công cộng. Nhà nước thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ.

Đối với lĩnh vực CNTT-TT, phần đóng góp của tư nhân có thể là về phần mềm, kinh phí, kỹ thuật và quản lý rủi do các dự án. Ngược lại doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ về cơ sở vật chất hạ tầng, hỗ trợ một phần kinh phí, được miễn giảm thuế hoặc hỗ trợ bảo trì thường niên công trình.

Tại Hội thảo “Mô hình hợp tác Nhà nước-doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT” do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức hôm nay (15/4),  Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đã khẳng định, ứng dụng, triển khai mô hình PPP trong các dự án CNTT-TT được xem là giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và cung cấp dịch vụ công trong điều kiện hạn chế về vốn đầu tư của nhà nước.

Việc triển khai mô hình PPP sẽ được ưu tiên vào lĩnh vực thuế, hải quan, xây dựng Chính phủ điện tử vì có liên quan đến các dịch vụ công, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Do vậy, việc thúc đẩy sự phát triển của những lĩnh vực này sẽ đem lại sự thay đổi đáng kể cho công tác cải cách hành chính của nước ta.

Theo Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa, việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực CNTT-TT sẽ lấp được nhiều lỗ hổng về đầu tư các dự án dịch vụ công của quốc gia.

Cũng nhân dịp này, Bộ TTTT đã ký với Trung tâm đào tạo CNTT-TT châu Á-Thái Bình Dương (UN-APCICT) thỏa thuận về triển khai đào tạo chương trình “CNTT-TT thiết yếu cho lãnh đạo”. Mục đích của chương trình này nhằm trang bị những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết cho các học viên nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng trong việc quản lý, tổ chức triển khai các dự án CNTT-TT.

(Theo Nguyệt Hà // Tin Chính phủ)

  • Phát triển hạ tầng giao thông phải đáp ứng bảo vệ môi trường
  • Ô nhiễm từ các cụm công nghiệp không ai quản lý
  • Bàn giao quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu Đề pô đường sắt đô thị Hà Nội
  • Lại lo chất lượng đầu tư công
  • 6 đề nghị hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông
  • Cốt lõi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính là vì dân
  • Lập đồ án quy hoạch đô thị không quá 15 tháng
  • Có thêm ngành đào tạo giáo viên GDQPAN từ năm học 2010-2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi