Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển hạ tầng giao thông phải đáp ứng bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải được thực hiện từ giai đoạn hoạch định chiến lược, quy hoạch cũng như trong quá trình đầu tư xây dựng.

Công tác bảo vệ môi trường phải được coi như một bộ phận của dự án đầu tư xây dựng - Ảnh minh họa

Đó là nội dung được nêu trong Thông tư 09/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tổ chức được giao chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

Bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông gồm 2 giai đoạn.

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định và tuân thủ các biện pháp bảo vệ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm bố trí kế hoạch, kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường ngay từ khâu lập dự án đầu tư và được coi là một bộ phận của dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, nhà thầu, đơn vị thi công thành viên cần quản lý vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải (gồm cả bụi), chất thải nguy hại, chất thải thông thường, chất thải sinh hoạt, nguyên liệu nhiên liệu sử dụng, các yếu tố gây ô nhiễm khác trong quá trình xây dựng và triển khai dự án.

Bên cạnh đó, nhà thầu, đơn vị thi công cần nghiên cứu áp dụng thiết bị công nghệ mới tiên tiến, hiệu quả và thân thiện với môi trường, giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu nhằm hạn chế phát tán chất thải gây ô nhiễm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đáng chú ý là yêu cầu phải tái sử dụng, tái chế chất thải trong hoạt động xây dựng để sử dụng cho mục đích có ích ngay tại cơ sở sản xuất...

(

  • Ứng dụng mô hình PPP vào lĩnh vực công nghệ thông tin
  • Ô nhiễm từ các cụm công nghiệp không ai quản lý
  • Bàn giao quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu Đề pô đường sắt đô thị Hà Nội
  • Lại lo chất lượng đầu tư công
  • 6 đề nghị hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông
  • Cốt lõi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính là vì dân
  • Lập đồ án quy hoạch đô thị không quá 15 tháng
  • Có thêm ngành đào tạo giáo viên GDQPAN từ năm học 2010-2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi