Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều giải pháp ổn định kinh tế, không để lạm phát

Sản xuất tôn cuộn mạ tại Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt-Pháp, Khu công nghiệp Đông Hải, Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN)
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực triển khai đồng bộ những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao.

Theo đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp công nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm và chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu.

Cùng với việc khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường để đáp ứng một cách tốt nhất các sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng và máy móc, nguyên và phụ liệu trong nước đã sản xuất được thay thế cho hàng nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới; đề xuất và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được và hàng hóa không thiết yếu.

Các doanh nghiệp cũng cần theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu; tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Bộ Công Thương cho biết bốn tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đạt gần 240.000 tỷ đồng, tăng khoảng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước tăng hơn 10%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng gần 13%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất  với hơn 16%.

Nhìn chung, hầu hết các khu vực kinh tế cũng như các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá đồng đều, điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi.

Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng, tỷ giá ngoại tệ biến động, lãi suất vay ngân hàng giảm nhưng vẫn ở mức cao… là những khó khăn, thách thức đối với sự phục hồi của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại./.

Mai Phương (Vietnam+)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi