Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hơn 10 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) “đổ” vào Việt Nam ước đến tháng 7 năm nay đã đạt 10,1 tỷ USD, bằng 18,8% so với cùng kỳ năm 2008, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT cho biết ngày 28/7.
 
Trong tổng lượng vốn thu hút được, có đến một nửa là phần xin tăng thêm vốn của các dự án cũ. Số vốn đăng ký dự án mới không nhiều. Trong khi ở năm 2008, cơ cấu này là ngược lại, tổng vốn của các dự án đăng ký mới luôn chiếm tới hơn 90% tổng vốn thu hút được. 
 
 So với cùng kỳ năm trước, vốn FDI thu hút trong các tháng qua đã sụt giảm nghiêm trọng. Trung bình mỗi tháng, mức “hút” vốn FDI đều không vượt nổi ngưỡng 20% của cùng kỳ năm trước.
 
Cụ thể, từ đầu năm đến nay, có khoảng 385 dự án mới được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 5,42 tỷ USD, chỉ bằng 35,9% so với cùng kỳ năm trước. 125 lượt dự án xin tăng vốn với số vốn bổ sung là 4,68 tỷ USD vốn thu hút mới và chỉ bằng 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
 
Bổ sung thêm cho nguồn vốn FDI tháng 7 tiếp tục là một dự án thép mang tên Somikin của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD ở Bà Rịa Vũng Tàu.
 
Với dự án này, Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục giữ vị trí là địa phương tập trung nhiều nhất vốn FDI của cả nước (chiếm tới 63%). 
 
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, chỉ có 18% tổng vốn FDI là đổ vào kinh doanh bất động sản, còn lại, phần lớn là vốn FDI đăng ký vào khu vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, chiếm 45% và 21% vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp chế biến.
 
Vốn thực hiện là 4,6 tỷ USD, bằng 77,5% so với cùng kỳ năm trước.
 
Cục đầu tư nước ngoài đánh giá, so với mục tiêu giải ngân 8 tỷ USD năm 2009, nhìn chung các dự án đang triển khai vẫn phù hợp với tiến độ dự kiến.

(Theo VNN // Báo Quảng Ngãi )

  • Hải quan và doanh nghiệp: Thiếu tiếng nói chung
  • Nguy cơ thừa xi măng
  • Tăng cường vai trò của TTXVN trong tình hình mới
  • Ngành điện trong giai đoạn đầu tư lớn nhất
  • Chủ động ngăn chặn lạm phát
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Ngổn ngang nhiều mối
  • Hải quan điện tử : Không chỉ là ứng dụng CNTT
  • Vì sao vẫn khó xây nhà giá thấp?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi