Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành điện trong giai đoạn đầu tư lớn nhất

 
(Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI), có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.

Chỉ riêng trong giai đoạn 2006-2010, ước tính tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình điện khoảng 206.680 tỷ đồng. Với số vốn này, EVN đã và đang xây dựng 29 dự án nguồn với tổng công suất 11.820MW. Chỉ tính từ năm 2006-2009, đã có gần 5.000MW công suất được bổ sung vào hệ thống điện quốc gia.

Dự kiến trong năm 2010, EVN sẽ đưa vào vận hành tiếp 2.130MW công suất của 7 dự án nguồn do tập đoàn đầu tư và chiếm cổ phần chi phối, bao gồm các tổ máy Nhiệt điện Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2; các tổ máy thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, An Khê-Kanak, Srêpok 3, Sông Tranh 2 và Đồng Nai 3.

Cùng với đó, EVN khởi công tiếp 4 dự án nguồn mới với tổng công suất 2.216MW, gồm Thái Bình 1, Lai Châu, Trung Sơn và Sông Bung 4; tập trung rút ngắn thời gian hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn như ADB, JICA để khởi công các dự án nguồn điện chuyển tiếp từ năm 2009 sang là Mông Dương 1, Nghi Sơn 1.

Ngoài ra, EVN sẽ khởi công 2 dự án lưới điện 500kV có ý nghĩa quan trọng đối với việc đấu nối Trung tâm điện lực lớn vào hệ thống điện quốc gia. Đó là đường dây 500kV Vĩnh Tân-Song Mây, Quảng Ninh-Hiệp Hòa và các dự án lưới điện 110-220kV khác, đáp ứng nhu cầu phụ tải và đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện.

Như vậy, tính đến nay, tổng công suất đặt nguồn toàn hệ thống điện cả nước là 15.763MW, trong đó, các nguồn điện thuộc EVN chiếm 68%, còn lại là các nguồn ngoài EVN. Thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất về cơ cấu nguồn điện (33,4%).

Chỉ riêng giai đoạn 2006-2008, tổng công suất lắp đặt nguồn điện trên toàn hệ thống tăng 5.136MW, tăng 1,48 lần so với giai đoạn trước. Tổng chiều dài đường dây cao thế cả nước từ 110-500kV đã vượt lên con số trên 23.694km và 277.520km đường dây trung, hạ thế.

Tổng dung lượng các trạm biến áp trung thế cũng tăng lên 44.504MVA và dung lượng trạm biến áp trung, hạ thế là 43.850MVA./.
 

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Chủ động ngăn chặn lạm phát
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Ngổn ngang nhiều mối
  • Hải quan điện tử : Không chỉ là ứng dụng CNTT
  • Vì sao vẫn khó xây nhà giá thấp?
  • Hội nghị chuyên đề về giao thông – đô thị - Giải bài toán phát triển giao thông công cộng
  • Nghiên cứu xây dựng sân bay quốc tế tại Tiên Lãng (Hải Phòng)
  • Sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng trưởng mạnh
  • Không vui dù sản lượng khai thác thủy sản tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi