Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hướng đi mới trong quản lý nghề cá quy mô nhỏ

Ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá quy mô nhỏ sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức và bất hợp pháp mà hậu quả là sản lượng đánh bắt và thu nhập từ hoạt động này ngày càng giảm. Chính vì vậy, quản lý nghề cá với sự phối hợp giữa ngư dân và chính quyền địa phương là biện pháp cần thiết cho quản lý nghề cá quy mô nhỏ ở nước ta.

Con đường tất yếu


Ngành thủy sản Việt Nam đa dạng, phát triển rộng khắp trên diện tích gần một triệu km2, nhưng nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ tiềm năng thủy sản, hải sản lại hạn chế về nhân lực và vật lực nên không thể quản lý nghề cá một cách hiệu quả mà ngược lại càng ngày càng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Dựa vào dân, giao cho ngư dân cùng quản lý là một yêu cầu đang được đặt ra cấp bách với việc hình thành các mô hình đồng quản lý. Ðồng quản lý được hiểu như một sự sắp xếp, phối hợp, trong đó cộng đồng những người sử dụng nguồn lợi địa phương (ngư dân), chính quyền và các bên tham gia khác (chủ thuyền, nậu vựa, thương nhân, đóng sửa tàu thuyền...) và các cơ quan đại diện bên ngoài (các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu và trường đại học...) đều chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý nghề cá.

Từ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) chỉ đạo hình thành nhóm công tác nghiên cứu áp dụng phương thức đồng quản lý nghề cá và giao cho Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản chịu trách nhiệm điều phối hoạt động. Hai năm 2007- 2008, đồng quản lý đã được triển khai và áp dụng tại Việt Nam bao gồm cả nuôi trồng và khai thác thủy sản tại 18 tỉnh, thành phố đại diện cho bảy vùng sinh thái gồm: Vùng Trung du miền núi phía bắc (Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái), vùng đồng bằng sông Hồng (Hải Phòng, Nam Ðịnh), vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế), vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Bình Ðịnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận), vùng Tây Nguyên (Ðác Lắc), vùng Ðông Nam Bộ (Ðồng Nai), Tây Nam Bộ (An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau). Hầu hết các mô hình đồng quản lý được thành lập đều xuất phát trên cơ sở thực tiễn, từ những bức xúc trong quản lý và đề xuất của chính ngư dân. Hình thức tổ chức mô hình phong phú và đa dạng với các chi hội, hiệp hội nghề nghiệp, tổ nghề nghiệp, tổ cộng đồng, câu lạc bộ hay các hợp tác xã. Nhiều mô hình bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Ðiển hình như tại Nam Ðịnh, tỉnh đã giao quyền quản lý mặt nước cho một số hợp tác xã (HTX đánh cá Ðại Thành, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu). Ðồng thời chính quyền còn cho phép hình thành các câu lạc bộ, tổ đội tham gia quản lý các vùng nuôi trồng thủy sản.

Tại Hải Phòng, năm 2001, khu Bảo tồn nguồn lợi xã Phù Long được thành lập với phương pháp quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng đã mang lại hiệu quả rất cao. Trong giai đoạn dự án hoạt động (2002-2005), nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong vùng bảo tồn đã tăng lên đáng kể.

Ðặc biệt, khu vực Tây Nam Bộ còn có một mô hình đồng quản lý khá nổi tiếng là mô hình Hợp tác xã quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu khu vực ven biển (Bến Tre, Trà Vinh). Theo Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Bến Tre Trần Thị Thu Nga thì: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong mô hình này là khá toàn diện, từ các hoạt động quản lý, bảo vệ đến khai thác, bán sản phẩm, kể cả việc bảo vệ nguồn lợi ven biển khác như bảo vệ rừng ngập mặn. Nhờ mô hình này, nguồn lợi nghêu tại địa phương đã được phục hồi và cho sản lượng lớn hằng năm. Có được sản phẩm, hợp tác xã còn chịu trách nhiệm phân phối lợi ích lại cho các xã viên theo tỷ lệ được thống nhất và công bố công khai. Theo Phó Giám đốc Nga, sự phân chia quyền lợi công khai, minh bạch, công bằng đã củng cố lòng tin của toàn thể cộng đồng và khuyến khích tinh thần tự nguyện của họ trong việc tham gia vào các mô hình đồng quản lý để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả các mô hình đồng quản lý


Có thể thấy việc thực hiện đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam ngay từ đầu đã được khuyến khích. Từ năm 2007, dự án "Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010" do Chính phủ phê duyệt đã nhấn mạnh việc xây dựng các điểm nghiên cứu và phát triển tại các khu vực đã được lựa chọn, đưa vào áp dụng phương thức quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Sau đó, sự ra đời của Nghị định 123/2006/NÐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển đã tạo điều kiện cho việc phân cấp quản lý cho địa phương và phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, việc tổ chức các mô hình đồng quản lý cũng gặp những khó khăn nhất định. Như về thể chế và thiết chế, luật cho phép tất cả mọi người được tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản nên không hạn chế được số lượng và chưa có văn bản pháp quy giao rõ ranh giới vùng nước thực hiện đồng quản lý cho cộng đồng; chưa có các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện đồng quản lý trong ngành thủy sản. Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn như mức sống của người dân thấp, sinh kế phụ thuộc chính vào thủy sản nên hạn chế nhiều đến việc xây dựng và thực hiện các quy định quản lý một cách tốt nhất. Hơn nữa nhận thức của người dân về môi trường, nguồn lợi, sinh trưởng và bảo tồn còn hạn chế cũng là một rào cản cho việc thực hiện thành công các mô hình đồng quản lý.

Theo Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Võ Thiên Lăng thì: Ðể làm tốt các mô hình đồng quản lý thì yếu tố sinh kế - phát triển kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì "có thực mới vực được đạo". Giải quyết được yếu tố sinh kế tức là giải quyết được việc làm cho ngư dân, giảm các xung đột thì lúc đó ngư dân sẽ tự giác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và có sự phối hợp chính quyền trong công tác này. Song đó cũng chỉ là yếu tố được nhấn mạnh, còn bên cạnh vẫn phải tiếp tục bổ sung và cụ thể hóa khung pháp lý chung cho việc áp dụng đồng quản lý trong ngành thủy sản. Cùng với đó là việc phải tìm được nguồn kinh phí bền vững để triển khai dài hơi các mô hình đồng quản lý chứ không chỉ dựa vào kinh phí của dự án trong thời gian có hạn. Cần phải giải quyết được những vấn đề này, nếu không, đồng quản lý sẽ chỉ luôn dừng lại ở mức mô hình thí điểm mà không thể nhân rộng cũng như áp dụng một cách chính thức song song với hệ thống quản lý nhà nước nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Có thể thấy, việc thực hiện triển khai đồng quản lý nghề cá đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm và đã tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngư dân. Vì vậy việc áp dụng phương thức đồng quản lý vào quản lý, sử dụng, khai thác các nguồn lợi thủy sản, trong đó quan tâm các vùng sản xuất thủy sản tập trung cần được tiếp tục nghiên cứu nhân rộng và phát triển ở nước ta.

(Theo ÁNH TUYẾT // Báo Nhân dân điện tử)

  • Viễn thông Việt Nam: Chất lượng chưa đi cùng số lượng?
  • Những khó khăn và giải pháp tháo gỡ của ngành thép Việt Nam hiện nay
  • Tiềm năng và lợi thế phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam
  • Khai thác titan ven biển không quá nan giải
  • Hướng tới hạ giá thành điện năng tại Việt Nam
  • Thị trường còn sức hấp dẫn lớn
  • Đề nghị xây dựng đường sắt trên cao
  • Năm 2012: Hoàn thành việc mở rộng xa lộ Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi