Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết chặt nguồn lực Việt

 
Nhiều nhà đầu tư Việt kiều đã kinh doanh thành công tại quê nhà. Ảnh: Hoài Nam

Nhiều gương mặt doanh nhân Việt Nam thành đạt ở nước ngoài sẽ góp mặt tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I, khai mạc ngày 21/11/2009 tại Hà Nội. Họ là một phần quan trọng của nguồn lực Việt.

Tuy khó tách bạch rõ ràng, nhưng sự tham gia của các nhà đầu tư Việt kiều trong dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ về ViệtNamthời gian qua không phải là nhỏ.

Nếu nhìn vào hàng loạt dự án lớn gần đây mới được cấp phép trong tháng 10/2009 như Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng tại Quảng Nam (với vốn đăng ký 4,15 tỷ USD), Dự án Thành phố sáng tạo tại Phú Yên (1,68 tỷ USD)..., thì sự có mặt của các nhà đầu tư Việt kiều thực sự ấn tượng.

Cũng trong tháng 10 vừa qua, Hội Doanh nhân Việt Nam tại Ukraine do ông Lê Viết Lam, Phó chủ tịch Hội kiêm Phó chủ tịch Sun City Group dẫn đầu cũng đã đến Đà Nẵng tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tư. Cho tới thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) Việt kiều ở Ukraine đã có 10 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD tại Đà Nẵng. Trong số này, có một số dự án với quy mô lớn như Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, Khu du lịch Bãi Bắc, Khu thương mại dịch vụ ven Sông Hàn, Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, Khu du lịch Sunrise - Bắc Mỹ An..

Tuy nhiên, sự ấn tượng không hẳn chỉ nằm ở số vốn nhiều tỷ USD của các dự án. Ông Phạm Ích Tống, Giám đốc, Chủ tịch của Global C&D, chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng cho biết, kế hoạch đầu tư về Việt Nam của Global C&D không chỉ dừng lại ở Quảng Nam, mà hướng tới những dự án ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

"Tôi về Việt Nam từ năm 1992, với mong muốn tham gia xây dựng quê hương. Từ bỏ công việc làm ăn ở Mỹ, tôi đã bắt tay vào các dự án ở ViệtNam. Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư là bước khởi đầu thuận lợi. Tôi cũng bắt đầu đề xuất các dự án đầu tư tiếp theo", ông Tống nói và khẳng định, cơ hội đầu tư ở ViệtNamđang rất lớn.

Cũng mang kế hoạch và kỳ vọng thay đổi bộ mặt đô thị của khu vực miền Trung, ông Lê Vũ, Tổng giám đốc Công ty Galileo Investment Group (Mỹ), chủ đầu tư Dự án Thành phố sáng tạo đặt ra một kế hoạch dài hạn tới 15 năm để đầu tư trọn vẹn một thành phố mới bên bờ sông Ba của tỉnh Phú Yên, cạnh tranh với các đô thị của Singapore, Malaysia và Thái Lan trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Có một điểm khá nổi trội là, trong nhiều dự án FDI  tại ViệtNam, vị trí điều hành thường thuộc về các doanh nhân Việt kiều. Với lợi thế về sự am hiểu văn hoá, phong cách kinh doanh, tiếng Việt, doanh nhân Việt kiều trong các DN FDI như một cầu nối để nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhân lực, công nghệ mới chuyển thành công về Việt Nam.

Tuy vậy, cầu nối này chưa hẳn đã thông suốt. Ngay cả chủ đầu tư của dự án hơn 4,1 tỷ USD vừa được trao giấy phép ngày 17/11/2009, ông Tống cũng phải thừa nhận, sự phiền hà, phức tạp của các quy định hành chính trong thủ tục đầu tư khiến nhà đầu tư chưa cảm thấy thực sự an tâm với các kế hoạch đầu tư của mình.

“Tôi đã mất tới gần 20 năm để tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại ViệtNam, bây giờ mới bắt đầu thực hiện được những bước đầu tiên. Khó khăn chính là việc tiếp cận các thông tin, cơ hội đầu tư ở ViệtNam. Tuy nhiên, so với 20 năm trước, khi lần đầu về Việt Nam, mọi sự đã thay đổi nhiều", ông Tống thừa nhận.

Cũng phải nói rằng, đây cũng chính là lý do mà các nhà đầu tư Việt kiều nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về môi trường đầu tư tại ViệtNam. Ngay cả các nhà đầu tư Việt kiều từ khu vực Đông Âu, khu vực có sự liên kết khá chặt chẽ với các DN trong nước, khó tiếp cận thông tin cũng được coi là trở ngại lớn.

Thêm một điểm khá đặc thù là, nguồn vốn đầu tư của Việt kiều về ViệtNamthời gian gần đây có vẻ như tập trung khá nhiều vào khu vực bất động sản. Mặc dù số lượng các dự án trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất không nhỏ, thậm chí là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư Việt kiều lớn thứ hai, sau lĩnh vực thông tin và truyền thông ở TP.HCM tính đến tháng 9/2009, song quy mô của các dự án đều khá nhỏ, thường tập trung vào sản xuất gia công hàng xuất khẩu với hàm lượng giá trị gia tăng không cao.

Trong khi đó, mối dây liên kết đưa hàng hoá, vốn đầu tư của DN Việt Nam ra nước ngoài thông qua kênh của các nhà đầu tư Việt kiều cũng chưa thật thuận buồm xuôi gió. Chẳng hạn, khu vực các doanh nhân Việt Nam ở châu Âu chủ yếu hoạt động trong thương mại, buôn bán quần áo, hàng thực phẩm châu Á.

Song, theo ông Hoàng Mạnh Huê, Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt Nam ở châu Âu, các đầu mối nhập hàng chính của họ là các DN Trung Quốc. Lý do là giá cả, uy tín và chất lượng hàng hoá của các DN Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với DN Trung Quốc.

Nếu như đường dây này được nối chặt, chắc chắn con đường hàng hoá ViệtNamra nước ngoài, cũng như dòng vốn từ nhà đầu tư Việt kiều về nước sẽ thuận lợi hơn. Ở đây, ngoài sự nỗ lực của cả DN Việt Nam lẫn các nhà đầu tư Việt kiều, định hướng chính sách và các kế hoạch xúc tiến thương mại đầu tư, cũng cần phải tính tới vai trò của các nhà đầu tư Việt kiều như một nguồn lực quan trọng...

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )

  • Thận trọng nhưng phải nhanh
  • Hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định
  • Hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu sẽ được nâng cao
  • Nhà ở xã hội đội giá vì thủ tục hành chính
  • Cơ sở hạ tầng Việt Nam làm chùn bước doanh nghiệp
  • Nhà thầu thờ ơ với dự án cầu đường sắt Thống Nhất
  • Bài toán chất lượng tăng trưởng kinh tế
  • Công nghiệp trong nước phục hồi mạnh mẽ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi