Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khối doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang. (Ảnh: Thái Bình/TTXVN).

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhấn mạnh Khối doanh nghiệp Trung ương cần tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô.

Dự và chỉ đạo Hội nghị đánh giá kết quả ba năm hoạt động của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ngày 27/4, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và ghi nhận những kết quả đạt được của toàn khối.

Các đơn vị trong khối đã nỗ lực vượt qua thách thức, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, làm nòng cốt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cả nước, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng.

Ông Trương Tấn Sang cũng đã chỉ rõ những mặt còn tồn tại, yếu kém của các cấp ủy Đảng trong khối khi lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Tán thành với một số công tác trọng tâm từ nay đến Đại hội Đảng bộ khối nhiệm kỳ 2010-2015, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đảng bộ khối cần tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng trưởng cao hơn, góp phần quan trọng đạt mức tăng trưởng nền kinh tế mà Quốc hội đề ra 6,5%.

Các tập đoàn, tổng công ty tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp cần tăng cường quản lý vốn, tài sản, không để thất thoát tài sản, vươn lên thành những thương hiệu mạnh trong khu vực.

Các cấp ủy Đảng trong khối tập trung giải quyết những tồn tại, tổ chức tốt đại hội đảng các cấp và Đảng bộ khối, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” đưa việc “làm theo” thành nhiệm vụ thường xuyên của từng đảng viên và tổ chức Đảng.

Ba năm qua, Đảng ủy khối cùng các cấp ủy các tập đoàn, tổng công ty, các đơn vị thuộc khối đã vượt qua thách thức với vai trò là công cụ vật chất, làm nòng cốt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, ổn định thị trường tiền tệ.

Các đơn vị trong khối góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng. Đến nay các doanh nghiệp, tập đoàn trong khối đã đăng ký 50/62 huyện nghèo với số tiền trên 2.100 tỷ đồng./.

Hương Thủy (Vietnam+)

  • Năm 2010, Bộ Xây dựng: Bảo đảm tăng trưởng 14-15%
  • Thống nhất một giá truyền tải điện trên toàn quốc
  • Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Bổ sung hơn 57.000 tấn gạo vào dự trữ quốc gia
  • Phát triển kinh tế bền vững bằng năng lượng tái tạo
  • Quyết định mới về bồi thường, tái định cư: Phải đồng thuận cao mới ban hành
  • Giảm thuế, giá xăng dầu vẫn khó giảm
  • Bộ Công Thương kiến nghị bỏ 38 dự án thủy điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi