Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiềm chế giá hàng thiết yếu tại các địa phương bị bão lũ

Bộ Tài chính cho biết, lợi dụng tình hình khó khăn do hậu quả của bão gây ra, một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã nâng giá bán nhiều loại hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân vùng bão lũ và gây tác động không tốt đến kinh tế xã hội tại nhiều địa phương đang phải gồng mình chống chọi với bão lũ.
 
Vì vậy, nhằm hạn chế tác động của bão lũ và sớm ổn định đời sống nhân dân sau bão lũ, Bộ Tài chính vừa gửi công điện khẩn đến sở tài chính các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa để đôn đốc ngành tài chính các địa phương thực hiện nhiều biện pháp chủ động đối phó với bão lũ, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra, góp phần giảm thiểu thiệt hại.

Cụ thể, ngành tài chính phải chủ động trình UBND cấp tỉnh phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu tại những khu vực xung yếu, có nguy cơ bị chia cắt khi bão lũ; tổ chức triển khai thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá thị trường trên địa bàn (trước mắt tập trung vào những khu vực xung yếu, các mặt hàng thiết yếu như gạo, mì tôm, rau xanh các loại, thịt lợn, thịt gia cầm, đường sữa, thuốc chữa bệnh, tấm lợp, xi măng, dây thép, đinh, ván, sắt thép…) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, không để giá cả tăng cao một cách bất hợp lý.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu ngành tài chính các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, quản lý thị trường, công an tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về giá và các hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá bất hợp lý.

Trước đó, vào ngày hôm qua (19.10.2010), Bộ Tài chính cũng đã gửi công văn khẩn yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các đơn vị thuộc hệ thống dự trữ nhà nước sẵn sàng đáp ứng yêu cầu xuất cấp cứu trợ, hỗ trợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và cấp có thẩm quyền.

Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo kinh phí, thanh toán nhanh chóng, kịp thời kinh phí phòng, chống bão lụt và kinh phí khắc phục hậu quả theo quy định.

(Theo Báo đầu tư)

  • Thiếu trầm trọng xe cứu thương
  • Ứng phó nguy cơ khan hiếm nước
  • Xây dựng xã hội học tập- chiến lược của giáo dục Việt Nam
  • Đề xuất tăng trợ cấp cho cựu thanh niên xung phong
  • Cuối năm sẽ có chính sách ưu đãi CBCCVC vùng đặc biệt khó khăn
  • CPI tháng 10 tăng hơn 1%
  • Thu hồi sản phẩm bóng hơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
  • Đòn bẩy thị trường và những lực cản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi