Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 4.166 tỷ đồng

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2008 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, kiểm toán năm 2007. Qua công tác kiểm toán năm 2008, đã phát hiện và kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 4.166 tỷ đồng, trong đó thuế nội địa là 1.203 tỷ đồng; thuế xuất nhập khẩu 1.415 tỷ đồng.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2008, KTNN đã phát hiện và kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước tổng số tiền 4.166 tỷ đồng và giảm chi ngân sách Nhà nước 2.731 tỷ đồng. Trong năm 2008, KTNN đã tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán của 20 Bộ, cơ quan, trung ương, 35 tỉnh thành, 19 dự án đầu tư xây dựng, chương trình Mục tiêu quốc gia, 2 chuyên đề, 29 đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng-an ninh, tỉnh uỷ 6 tỉnh, 23 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng...

Theo ông Lê Minh Khái, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán thu ngân sách nhà nước cho thấy, thu từ lĩnh vực ngoài quốc doanh tăng khá, vượt 13% dự toán, song số thất thu ngân sách từ các doanh nghiệp này vẫn còn lớn.

Kiểm toán hồ sơ thuế của 469 doanh nghiệp tại cơ quan thuế ở 35 tỉnh được kiểm toán, KTNN xác định các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tăng thêm 452,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tình trạng thất thu tại các đơn vị sự nghiệp còn khá nhiều, KTNN đã kiến nghị tăng thêm 164,2 tỷ đồng.

Theo đánh giá của KTNN, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất thu ngân sách từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và ở cả những đơn vị sự nghiệp còn khá lớn là do các đơn vị đã xác định sai thuế suất thuế giá trị gia tăng, hạch toán thiếu doanh thu và hạch toán vào chi phí một số khoản chi phí không hợp lệ; chưa kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các khoản thuế, tiền sử dụng đất và thu khác từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị.

Về chi ngân sách Nhà nước, KTNN cho rằng , công tác quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập, thiếu nghiên cứu cho tiết và không phù hợp với quy hoạch tổng thể; chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt dự án còn hạn chế nên khi thực hiện dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự án nhiều lần làm ảnh hưởng đến kế hoạch hoá vốn đầu tư.

Đáng chu ý, tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún vẫn chậm được khắc phục, dẫn đến bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả năng, nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định. Đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Hàng Hải triển khai từ năm 1981 đến nay vẫn chưa hoàn thành do không bố trí đủ vốn.

Bên cạnh đó, việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi chưa phù hợp tiến độ thực hiện các dự án, dẫn đến tồn dư lớn, đến hết năm 2007, còn dư 5.170 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng số vốn huy động năm 2007.

Kết quả kiểm toán tại các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính – ngân hàng năm 2008 cũng cho thấy:  có 224/318 doanh nghiệp thuộc 16 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thì chỉ có 208 doanh nghiệp kinh doanh có lãi,  chiếm 92,8% doanh nghiệp được kiểm toán  và 16 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chiếm 7,2% doanh nghiệp được kiểm toán.

Kiểm toán tại các tổ chức tài chính-ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí, Công ty cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX, hầu hết đều phản ánh không chính xác thu nhập, chi phí kết quả kinh doanh. Đối với quản lý quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập, không xây dựng phương án đầu tư đối với gần 70 ngàn tỷ đồng quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi. Trong khi đó, việc điều hành quản lý các khoản tiền còn phân tán, lãng phí.

Theo đánh giá của KTNN, qua kiểm tra kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, kiểm toán của KTNN về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính thì hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo và nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện xử lý tài chính năm 2007 còn thấp, chỉ đạt 67,3% tổng số kiến nghị.

Xuất phát từ những thực tế trên, kiểm toán nhà nước đã có khoảng 20 kiến nghị gửi Chính phủ, đề nghị chỉ đạo Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan để cùng phối hợp nhằm nâng cao công tác kiểm toán bảo đảm tính chính xác, minh bạch./.

(Vinanet)

  • Hoạt động của ngành công nghiệp nặng 6 tháng đầu năm 2009
  • Hỗ trợ tài chính đối với khu kinh tế quốc phòng
  • Bộ Công thương: “Nhiệm vụ đặt ra cho 6 tháng cuối năm là rất nặng nề”
  • Ngành xây dựng: Cần đánh giá thực tiễn để khơi thông ách tắc
  • Bộ Công thương kiến nghị giảm 20% giá điện giờ cao điểm sáng
  • Bổ nhiệm thêm một thứ trướng Bộ Tài chính
  • Kiểm toán Nhà nước với chi tiêu công
  • Ông Nguyễn Chí Dũng thôi chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi